Thứ sáu 26/04/2024 17:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh

16:33 | 30/03/2023

(Xây dựng) - Sáng 30/3, tại Thái Bình, đã diễn ra Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Đây là diễn đàn để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Vị trí địa chính trị kinh tế chiến lược

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), trong đó có 02 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).

Vùng có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm của sự giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, nằm sát với thị trường rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á; là cầu nối giao thương và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và quốc tế.

Bên cạnh đó, Vùng còn có Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế của quốc gia; là nơi có ba tuyến hành lang kinh tế đi qua: Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam tham gia vào tuyến Hành lang xuyên Á.

Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối của vùng thuận lợi cho việc đi lại và giao thương với hệ thống giao thông kết nối hội tụ đầy đủ tất cả 05 loại hình giao thông đồng bộ, tương đối hiện đại (đường bộ, đường sắt quốc tế, đường thủy nội địa, đường hàng không trong nước và quốc tế) và đã triển khai đầu tư thực hiện tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh – Nghệ An, bắt đầu xây dựng tuyến cao tốc Hải Phòng – Ninh Bình, cao tốc Bắc Nam phía Đông, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Nghệ An. Chính vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng, Vùng Đồng bằng sông Hồng đã, đang, và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được trong cải cách thể chế của Chính phủ và sự quyết liệt của chính quyền các địa phương Vùng Đồng bằng sông Hồng trong cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vùng đã huy động được nguồn lực tương đối lớn cho đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đầu tư còn dàn trải, chậm giải phóng mặt bằng, chậm chuẩn bị dự án làm ảnh hưởng tới triển khai đầu tư. 03 vấn đề còn tồn tại hiện nay để phát triển vùng gồm: (1) Quy hoạch, (2) cơ chế, chính sách, (3) đầu tư thiếu hụt nhiều nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm do thiếu vốn như: đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy nước mặt sông Đà, tuyến đường ven biển qua 5 địa phương có biển…

Thúc đẩy liên kết vùng đủ mạnh

Để xây dựng và phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng thì nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cho phát triển của vùng rất cao nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là vùng đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, xây dựng kết cầu hạ tầng đồng bộ và hiện đại là một nội dung quan trọng, đòi hỏi việc huy động vốn đầu tư lớn, cụ thể: (i) Hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn, các tuyến đường bộ kết nối, các tuyến vành đai Hà Nội, đường bộ ven biển. Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hoàn thiện hạ tầng các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh; (ii) Hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội. Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, hạ tầng cấp điện, năng lượng được yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hạ tầng thông tin truyền thông hiện đại tương đương trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới…

Trong thời gian tới để thu hút vốn đầu tư hạ tầng vào Vùng Đồng bằng sông Hồng tạo lực đẩy phát triển, trước hết cần phải: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử để phát triển nhanh, bền vững Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả; thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng.

Đẩy mạnh thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức đầu tư, chú trọng hình thức đối tác công - tư. Ưu tiên một số lĩnh vực hạ tầng đột phá, cơ bản; bố trí nguồn lực cho các công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối vùng.

Phát triển liên kết vùng là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Ông Phạm Đức Thành – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Thông tin tại Hội thảo, ông Phạm Đức Thành - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình cho biết, những năm qua, tỉnh Thái Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; với sự cố gắng, nỗ lực của của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. So sánh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình đứng thứ 8 trong vùng, chiếm 3,8% tổng GRDP vùng. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt trung bình trên 8,67%/năm, xếp thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Hồng (sau các tỉnh Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình).

Thái Bình là tỉnh có tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng thấp nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thái Bình cao thứ hai trong vùng đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên về quy mô còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,7% tổng GRDP khu vực công nghiệp - xây dựng của vùng và xếp thứ 9/11 trong vùng. Khu vực dịch vụ của tỉnh cũng chỉ mới chiếm 2,6% tổng GRDP khu vực dịch vụ của Vùng Đồng bằng sông Hồng; quy mô khu vực này của tỉnh xếp thứ 7/11 tỉnh, thành phố trong vùng.

Về quy mô thị trường năm 2022, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Thái Bình là trên 40,5 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 8/11 trong vùng. Về phát triển doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Lũy kế đến cuối năm 2022, tổng số vốn FDI tại tỉnh Thái Bình khoảng 650 triệu USD, chiếm 0,7% tổng số vốn FDI đăng ký của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Đến hết năm 2022, tỉnh Thái Bình có hơn 5 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 2,1% tổng số doanh nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. Mật độ doanh nghiệp tỉnh Thái Bình đạt 2,7 doanh nghiệp/1.000 dân, thấp nhất trong Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đánh giá chung, tỉnh Thái Bình là một tỉnh có nguồn lực dân cư và lao động dồi dào; đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Trong Vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình là một tỉnh phát triển năng động tuy nhiên quy mô kinh tế so với trong vùng còn nhỏ, công nghiệp chế biến chế tạo mới phát triển, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, các ngành dịch vụ phát triển chưa nổi bật so với các địa phương khác; thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm dưới của vùng. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện nhanh và đạt mức trung bình của vùng. Tuy nhiên, Thái Bình chưa thu hút các dự án của các nhà đầu tư, tập đoàn, tổng công ty lớn có hàm lượng công nghệ cao, các dự án đầu tư tại tỉnh hiện vẫn dựa nhiều vào khai thác lợi thế lao động chi phí thấp (thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh). Để phát triển liên kết vùng là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển; để tiếp tục thúc đẩy phát triển liên kết vùng, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu.

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh
Toàn cảnh Hội thảo.

Một là, tập trung triển khai hiệu hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, cần chú trọng vào các nội dung trọng tâm có liên quan đến tỉnh..

Hai là, sớm hoàn thành, phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm chất lượng, định hướng chiến lược, có tầm nhìn xa, tư duy đột phá, có trọng tâm, trọng điểm để nhận diện, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương; đồng thời, phải tạo ra động lực mới để thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài.

Ba là, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành sản xuất gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng ngành, lĩnh vực, tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp dựa trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ.

Bốn là, tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng. Đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các tuyến đường cao tốc quốc gia, quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Năm là, chủ động rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách có tính vượt trội, đột phá, đủ mạnh để phát huy tiềm năng, lợi thế và thu thút đầu tư... Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện đầu tư tại địa phương.

Sáu là, tăng cường sự phối hợp, trao đổi, hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, hình hành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa các doanh nghiệp của các địa phương trong khu vực, nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương, phát huy tối đa hiệu quả các dự án phát triển bền vững tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong khu vực.

Bảy là, khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến của địa phương; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân và thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội tại địa phương.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng công tác quy hoạch thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp về chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ của tỉnh. Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động có tay nghề hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

    17:57 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load