Thứ bảy 14/09/2024 07:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hoàn thành bảo tồn tôn tạo di tích tháp Mường Luân

11:03 | 16/10/2010

Ngày 15/10, tại huyện Điện Biên Đông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã khánh thành và đưa vào sử dụng tháp Mường Luân - công trình bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông.


Tháp Mường Luân. (Nguồn: Internet)

Việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa tháp Mường Luân chủ yếu tập trung vào việc chống nghiêng thân tháp với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ đồng.

Sau hơn một năm thi công, bằng nhiều phương pháp tiên tiến như ép cọc xuống nền đá cứng bao quanh móng tháp, xây dựng hệ thống kè ba mặt nhằm giữ ổn định nền đất, chống xói lở... tháp Mường Luân đã được định hình và xử lý triệt để sự cố nghiêng thân tháp mà vẫn giữ được nguyên vẹn toàn bộ khối kiến trúc.

Theo ông Phạm Văn Hưng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, việc bảo tồn, tôn tạo di tích này đã thành công ngoài mong đợi.

Trước đó, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tính phức tạp của di tích cũng như những đặc thù trong công tác bảo tồn, tôn tạo nên việc chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án này kéo dài, trong khi di tích ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, chân tháp bị xói lở, toàn bộ thân tháp bị nghiêng và có thể bị đổ gãy bất cứ lúc nào...

Tháp Mường Luân còn có tên gọi là Thát. Đây là công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16. Tháp là một công trình kiến trúc cổ còn lại ít ỏi trên vùng đất văn hóa Tây Bắc.

Các truyền thuyết cùng với công trình tháp Mường Luân không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân nơi đây mà còn là biểu tượng của tình đoàn kết keo sơn hai nước, hai dân tộc anh em Việt-Lào.

Tháp Mường Luân có kiến trúc theo hình vuông, dưới to trên nhỏ dần. Tháp có cấu tạo hai phần rõ rệt gồm bệ tháp và thân tháp. Các họa tiết cách điệu chìm nổi có hình hoa sen, chim bay, hoa lá, rồng cuộn cộng với việc sử dụng vật liệu phong phú như gạch, vôi, mạch mía để xây dựng đã làm cho tháp Mường Luân càng có giá trị thẩm mỹ và nghiên cứu cao.

Tỉnh Điện Biên đang lên kế hoạch quảng bá và đẩy mạnh việc khai thác hoạt động du lịch ở đây.

Mạnh Thành (Vietnam+)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load