Thứ bảy 27/04/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hòa Bình: Hãy dừng ngay một dự án nguy cơ tàn phá môi trường sông Đà

15:56 | 05/04/2018

(Xây dựng) - Gần đây, nhân dân TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình bức xúc trước việc một số ngành chức năng cuả tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh Hòa Bình để thông qua chủ trương đầu tư xây dựng một nhà máy bê tông có vị trí đặt tại sát sông Đà do Cty CP Bê tông Sao Vàng làm chủ đầu tư xây dựng.

hoa binh hay dung ngay mot du an nguy co tan pha moi truong song da
Dự án chưa được cấp phép nhưng Chủ đầu tư đã tiến hành san lấp mặt bằng.

Qua nghiên cứu về quy hoạch TP Hòa Bình được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thấy đây là vệt đất chạy dọc theo mép sông Đà, có con đường chạy dọc theo chiều dài của dòng sông; phần đất còn lại có chiều rộng rất mỏng trung bình khoảng 70m - 80m là diện tích đất trồng cây xanh tạo cảnh quan cho thành phố, bảo vệ môi trường dòng sông Đà và phục vụ cho mục đích thăm quan du lịch…

Mặt khác hiện nay, phía cuối nguồn của dòng sông so với vị trí đặt nhà máy bê tông dự kiến có tới ba nhà máy nước đang cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân TP Hà Nội và TP Hòa Bình. Trong tương lai các nhà máy cấp nước này sẽ tiếp tục mở rộng tăng lưu lượng cấp nước để đảm bảo cho việc phát triển dân số của hai thành phố trong tương lai.

hoa binh hay dung ngay mot du an nguy co tan pha moi truong song da
Điểm khoanh tròn (màu đen) là nơi dự kiến xây nhà máy bê tông.

Như vậy, với cơ sở pháp luật và thực tiễn thì việc bức xúc của nhân dân là hoàn toàn có cơ sở. Không nhẽ các bài học về ô nhiễm môi trường trên đất nước ta trong thời gian qua chưa làm cho các cấp chính quyền và cơ quan Nhà nước của tỉnh “biết sợ” trước trách nhiệm của mình?

Chưa hết, để lý giải cho việc đầu tư xây dựng nhà máy bê tông này, một cơ quan chuyên môn của Sở Xây dựng Hòa Bình còn có văn bản trình lãnh đạo sở để trình UBND tỉnh Hòa Bình thông qua chủ trương chấp thuận dự án với các lý do: không gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn nước và không gây ảnh hưởng đến việc quản lý bảo vệ đê điều, thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng, thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, nói tóm lại là đủ điều kiện để xây dựng nhà máy kể cả việc ô nhiễm môi trường?

Chúng tôi không rõ nhà máy bê tông này sẽ nộp được bao nhiêu tiền cho ngân sách tỉnh một năm, nhưng qua phân tích của nhà chuyên môn trên thì nhà đầu tư và có thể một nhóm lợi ích nào đó hoàn toàn có lợi ích về kinh tế khi đặt nhà máy bê tông tại vị trí này. Mặc dù, khi nhà máy xây dựng tại đây sẽ tạo ra sự phản cảm đối với kiến trúc quy hoạch thành phố, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho dòng sông và có thể sẽ là tiền lệ để họ tiếp tục xây dựng các nhà máy khác, biến sông Đà thành mương thoát nước thải và TP Hòa Bình sẽ phải gánh chịu những hậu quả do ô nhiễm khói bụi gây ra chưa kể đến các loại xe vận chuyển bê tông tải trọng lớn sẽ băm nát những con đường đô thị TP Hòa Bình vừa được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Thế mà những vấn đề này không thấy có trong báo cáo của cơ quan tham mưu?

Thực tế cho thấy, khu đất trên chủ đầu tư đã bắt đầu san ủi, đổ vật liệu cát sỏi trong khi dự án còn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định? Ai đã bật đèn xanh cho việc vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng này? Trách nhiệm trước hết phải thuộc về giám đốc Sở Xây dựng Hòa Bình và Chủ tịch UBND TP Hòa Bình.

UBND tỉnh Hòa Bình cần sớm kiểm tra làm rõ để xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan; đồng thời cần sớm ra văn bản đình chỉ hành vi vi phạm trật tự xây dựng nêu trên và dừng ngay việc đầu tư xây dựng dự án này khi chưa muộn. Không thể tạo thành một tiền lệ tùy tiện phá vỡ quy hoạch thành phố đã được phê duyệt và gây ô nhiễm dòng sông Đà.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load