Thứ sáu 03/01/2025 06:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Hòa Bình: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Tuyến cáp treo Hương Bình

17:35 | 04/04/2022

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 357/QĐ-TTg Chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Dự án được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024, dự kiến khai thác, vận hành dự án vào quý IV/2024.

hoa binh chap thuan chu truong dau tu du an tuyen cap treo huong binh
Một góc danh thắng Hương Sơn (Ảnh minh họa).

Chủ đầu tư của Dự án là Công ty TNHH một thành viên Du lịch Thái Bình có trụ sở chính tại thôn Lão Nội, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu dự án là xây dựng Tuyến cáp treo Hương Bình nhằm kết nối giao thông giữa hai khu di tích thắng cảnh Chùa Long Vân - Chùa Tiên và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại khu vực. Dự án có chiều dài toàn tuyến cáp khoảng 2,965km. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình dài 1,486km, trên địa bàn Thành phố Hà Nội dài 1,479km.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án (cả hai đầu Hòa Bình và Hà Nội) là 35,05ha. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có diện tích sử dụng đất khoảng 17,19 ha, bao gồm các hạng mục chính: Nhà ga động lực; các công trình khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà hàng, bến thuyền, cổng chào chính, chòi dịch vụ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có diện tích sử dụng đất khoảng 17,86 ha; bao gồm các hạng mục chính: Nhà ga chính và các chức năng (khu văn phòng điều hành, quầy bán vé, phòng y tế, cửa hàng bán đồ lưu niệm); khu kỹ thuật - vận hành cáp treo (cabin, phòng kỹ thuật...); khu đón tiếp và không gian cho khách xếp hàng chờ trước khi lên cabin; các công trình phục vụ tuyến cáp treo (nhà chờ); các công trình chòi nghỉ chân; các công trình trong khu vực đất cây xanh để tạo cảnh quan và làm nơi nghỉ chân cho du khách.

Dự án có vốn đầu tư 1.726,339 tỷ đồng (đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Thời hạn hoạt động của Dự án 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án được chấp thuận xây dựng 10 trụ cột cáp treo trong khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương).

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load