(Xây dựng) – Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hậu Giang cho biết hiện nay các xã nông thôn mới tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 215 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao, trong đó, 33 sản phẩm 4 sao. Các xã nông thôn mới sử dụng sản phẩm OCOP để giới thiệu du khách, khai thác du lịch nhằm thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông mới giai đoạn 2021-2025.
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. |
Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 40/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 78,43%. Các xã nông thôn mới đã xây dựng đươc 33 sản phẩm OCOP 4 sao để giời thiệu du khách, khai thác du lịch. Nhiều sản phẩm OCOP được du khách ưa chuộng như: Khóm Cầu Đúc, cá thát lát, sữa ong chúa, mít, trà mãng cầu, mật ong, trà khổ qua rừng, bánh phồng, sữa dê, lươn, xoài…
Khóm Cầu Đúc nổi tiếng thơm ngon thu hút nhiều du khách. |
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 cho biết, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và đã ban hành 2 Nghị quyết quan trọng về phát triển du lịch nông thôn. Hiện, tỉnh đang tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp hiện hữu của người dân, hỗ trợ đầu tư thêm thu hút khách du lịch. Cụ thể như vườn măng cụt 100 tuổi, vườn chôm chôm, sầu riêng, trại sữa dê Mộc Đào, vườn dâu Thiên Ân, Khu du lịch Mùa Xuân… Tỉnh cũng tập trung hỗ trợ các điểm mô hình kinh tế tuần hoàn thành mô hình phát triển du lịch nông nghiệp…
Vườn dâu Thiên Ân. |
Để tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP phát triển, thu hút du khách, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 1939/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, khai thác các sản phẩm OCOP của các xã nông thôn mới, làng nghề truyền thống phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, Hậu Giang sẽ trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Huỳnh Biển
Theo