(Xây dựng) – Đó là mục tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn sẽ được triển khai trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp thủy sản được chứng nhận Ocop được quan tâm. |
Diện mạo đô thị nhiều thay đổi
5 năm qua (2016 – 2020), tỉnh Hậu Giang đã tổng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 90.000 tỷ đồng, tăng bình quân 7,46%/năm, đạt 100% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân 5 năm đạt 5,26% (kế hoạch trên 7%); trong đó khu vực I: 2,26% (kế hoạch là 3%, 5 năm trước là 1,85%), khu vực II: 10,82% (kế hoạch là 13,28%, 5 năm trước là 15,43%), khu vực III: 4,65% (kế hoạch là 8%, 5 năm trước là 7,9%).
GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,6 triêu đồng/người, tương đương 2.267 USD, tăng bình quân 9,11%/năm (năm 2015 là 34,01 triệu đồng, kế hoạch là 55 triệu đồng), gấp 1,54 lần năm 2015, đạt 95,63% kế hoach.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 khu vực I: 26,53%, khu vực II: 24,58%, khu vực III: 39,13%. Tổng thu ngân sách Nhà nước 5 năm đạt 43.987 tỷ đồng, tăng bình quân 7,73%/năm, đạt 152% kế hoạch (kế hoạch 5 năm từ 28 đến 30 ngàn tỷ đồng), gấp 1,5 lần 5 năm trước, trong đó: Thu nội địa đạt 15.308 tỷ đồng, tăng bình quân 20,01%/năm, đạt 255% kế hoạch (kế hoạch 5 năm từ 5 đến 6 ngàn tỷ đồng), gấp gần 2,6 lần 5 năm trước (5 năm trước là 5.768 tỷ đồng). Tổng chi đạt 41.374 tỷ đồng, tăng bình quân 8,32%/năm, đạt 145% kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 28.594 tỷ đồng), trong đó chi đầu tư phát triển 12.619 tỷ đồng, tăng bình quân 39,35%/năm, đạt 155% kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 8.149 tỷ đồng).
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tế đến cuối năm 2020 đat 1.061 triệu USD (năm 2015 là 506 triệu USD, kế hoạch 920 triêu USD), tăng bình quân 15,94%/năm, đạt 115,3% kế hoạch. Trong đó, giá trị xuất khẩu 670 triệu USD, tăng bình quân 9,79%/năm, đạt 95,71% kế hoạch; nhập khẩu 391 triệu USD, tăng bình quân 35,24%/năm, đạt 177,7% kế hoạch.
Giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt 07 đồ án quy hoạch chung đô thị, gồm: Đồ án quy hoạch chung thành phố Vị Thanh và vùng phụ cận đến năm 2040; Quy hoạch chung đô thị Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy đến năm 2040; Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Long Mỹ, đến năm 2030; Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Viễn đến năm 2030; Quy hoạch chung đô thị Xà Phiên đến năm 2030; Quy hoạch
chung đô thị Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ đến năm 2030 và Quy hoạch chung đô thị Tân Long, huyện Phụng Hiệp đến năm 2030.
Cuối năm 2019, thành phố Vị Thanh đã được công nhận đô thị loại II, thị xã Long Mỹ được công nhận đô thị loại III, năm 2020 thị xã Ngã Bảy trở thành thành phố thuộc tỉnh. Công tác phát triển đô thị tiếp tục phát triển, năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 15 đô thị (02 đô thị loại III, 01 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V), đến năm 2020 có 19 đô thị (01 đô thị loại II, 02 đô thị loại III và 16 đô thị loại V), nâng tỷ lê đô thị hóa từ 23,05% năm 2015 lên 28% năm 2020, bình quân mỗi năm tăng gần 1%. Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, chú trọng; cùng với việc đầu tư xây dựng mới thì công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp đường giao thông đô thị, chiếu sáng công cộng, chăm sóc cây xanh, thoát nước được thực hiện tốt và thường xuyên, góp phần từng bước thay đổi diện mạo, mỹ quan đô thị.
Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh được triển khai và hoàn thành trong
năm 2018. Trong năm 2018 đã hỗ trợ xây dựng 5.022 căn, với tổng kinh phí thực hiện trên 142 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được triển khai, đã hỗ trợ cho 1.946 hộ vay, với tổng kinh phí thực hiện trên 113 tỷ đồng, góp phần đưa chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 24,21m2/người, tăng 4,79m2/người so với năm 2015.
Nhiều sản phẩm ocop được du khách quan tâm. |
Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên 5 trụ cột
Theo Kế hoạch số 1983/KH-UBND “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025” đang triển khai thực hiện là tỉnh Hậu Giang phấn đấu trở thành một trong các trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng và cả nước. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân và hợp tác xã đúng với vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế; Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong tình hình ổn định mới trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh, dựa vào 5 trụ cột chính là: Công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; Nông nghiêp an toàn; Du lịch, dịch vụ, logistic; Cơ sở hạ tầng; Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chính quyền điện tử.
Coi trọng phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xem đây là động lực trong
việc nâng cao năng lực canh tranh của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân, chăm lo phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tập trung ứng dụng công nghệ cao để nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo bước đột phá mới về phát triển kinh tế của tỉnh, xem phát triển công nghiệp là khâu đột phá, phát triển nông nghiệp thông minh là nền tảng, phát triển dịch vụ xanh là khâu hỗ trợ cho công nghiệp và nông nghiệp phát triển bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, tăng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu lao động giữa 3 khu vực I, II, III năm 2020 là 51,5% - 17,27% - 31,23%, đến năm 2025 là 46,5% - 19,77% - 33,73%. Lao động khu vực I giảm 5%, bình quân mỗi năm giảm 1%. Năng suất lao động năm 2025 là 132 triệu đồng/lao động/năm tăng bình quân 8,8%/năm.
Dòng kênh xáng Xà No đi qua thành phố Vị Thanh. |
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm 2021 - 2025 theo giá thực tế từ 99.000-100.000 tỷ đồng, tăng bình quân 1,19%/năm, bình quân mỗi năm từ 19.800-20.000 tỷ đồng. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 20.000 tỷ đồng (20,2%), vốn ngoài Nhà nước khoảng 71.756 tỷ đồng (72,5%), đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 7.244 tỷ đồng (7,3%).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 so với GRDP giảm xuống còn 39% vào năm 2025, dự báo nguồn lực đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025 tăng chậm lại so với 5 năm trước, nhưng do 5 năm trước vốn đầu tư phần lớn tập trung vào kết cấu hạ tầng, chậm phát huy sẽ được khai thác phát huy và đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn sau, dự kiến chỉ số ICOR từ 8 của bình quân 5 năm trước sẽ còn khoảng 4,5 cho giai đoạn 5 năm sau.
Trong nguồn vốn đầu tư công, dựa vào các tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn và yêu cầu thực tế của tỉnh, dự kiến đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chếm 50%, lĩnh vực xã hội - môi trường chiếm 48%, còn lại đầu tư cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh chiếm 2%. Trong đó ngành Giao thông 30%, nông nghiêp - nông thôn mới 11%, giáo dục và đào tạo 16%, văn hóa - du lịch 5%, y tế 4%, công nghiệp 5%, cấp nước xử lý nước thải rác thải 4%, khoa học công nghệ 0,75%, công nghê thông tin 3%, xây dựng công sở quản lý Nhà nước 15%, còn lại đầu tư cho các lĩnh vực công cộng, phúc lợi khác.
Huỳnh Biển
Theo