Thứ tư 18/09/2024 08:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hát xoan - khúc môn đình

10:46 | 17/01/2008
 
Hát xoan tại đình làng An Thái.
 
Vùng xoan gốc nằm ở 4 làng: An Thái, Thét, Phù Đức, Kim Đái đều thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ sau cải cách, An Thái thuộc xã Phượng Lâu (TP Việt Trì); còn Thét, Phù Đức và Kim Đái thuộc xã Kim Đức (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ). Khác với quan họ Bắc Ninh, hát xoan ở Phú Thọ mang đầy màu sắc tín ngưỡng. Hát xoan xuất hiện khá sớm ở thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Thời ấy, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát xoan vào mùa xuân không chỉ để vui chơi mà còn để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt và chúc tụng các vua Hùng. Hát xoan là một loại dân ca lễ nghi, hát dô ở đồng bằng sông Hồng. Nó xuất hiện vào ngày lễ hội không chỉ đơn thuần vui chơi, giải trí mà còn lưu giữ mạch nguồn tuôn chảy của màu sắc tâm linh của dòng giống con lạc cháu hồng.
 
Khi nghe tôi giới thiệu và nêu mục đích chuyến đi, cụ Trùm Ngũ vui vẻ vào chuyện. Cụ bảo: “Lâu lắm rồi mới có người hỏi chuyện hát xoan ở Kim Đức. Tuy là cái nôi của làn điệu xoan truyền thống nhưng nhiều người không biết xoan là gì. May mắn lắm mới có vài cụ cao niên còn biết đến xoan, một hai bài xoan cổ. Hội làng thỉnh thoảng được tổ chức nhưng các bài xoan cổ được lũ trẻ thay bằng các ca khúc đời mới. Xoan ở Kim Đức đang đứng trước sự suy vong và nỗi lo thất truyền”. Nét mặt cụ đượm buồn, sau khi uống một ngụm trà, cụ nói tiếp: “Hồi còn trẻ chúng tôi được vào phường xoan là cả một niềm tự hào của gia đình và chòm xóm. Các phường hội được lập ra rất tự phát mang màu sắc văn hoá dân gian. Ngơi tay cày tay bừa lại lao vào học hát. Mùa lễ hội đến, các phường xoan lại được tụ họp rồi đi hát thi với nhau vui vẻ, rộn ràng. Hát xoan khó lắm. Ngoài chất giọng dáng điệu, cử chỉ cái khó nhất là thuộc các “quả cách” hay còn gọi là các làn điệu. Quả cách nhuần nhuyễn thì mới bắt đầu tập bài… Tổng cộng xoan gồm 20 bài. Từ nhuần nhuyễn quả cách đến học thuộc được bài là một sự khổ luyện và bắt buộc người ta phải có trí nhớ. Ngày ấy, chuyện hát xoan đã được tôn vinh và đặt đúng vị trí. Trai thanh, gái lịch không vào phường, vào hội thì cũng phải tập hát. Hát để dựng vợ gả chồng. Hồi ấy không biết hát xoan thì khó kiếm vợ, kiếm chồng lắm.
 
Niềm vui cụ Trùm Ngũ chợt lắng đi khi nghĩ tới hiện tại. Bằng giọng khá ngậm ngùi, cụ nói: “Bây giờ, anh đi khắp làng gặp thanh niên trai gái hỏi xoan là gì, cái nôi của xoan ở đâu, họ trả lời không biết”. Thời gian là một sự thay đổi, biến tấu khôn lường, cái nghèo, cái đói bắt người ta lãng quên nhiều chuyện. Từ thời cụ Trùm Ngũ đến thế hệ trẻ bây giờ, hát xoan ở Kim Đức đã không được “gieo trồng” và “chăm sóc”, nó sẽ lụi tàn nếu một ngày kia, thế hệ như cụ Trùm Ngũ sẽ “đi xa” thì hát xoan sẽ về đâu?

Cao Khương

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load