Thứ hai 06/05/2024 17:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hàng hóa Việt Nam vẫn chiếm lĩnh 97% thị phần nội địa

05:34 | 02/02/2015

Thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến rất gần, cùng với đó là 7 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đang tham gia đàm phán và sẽ sớm đi đến ký kết, đặt ra nhiều băn khoăn đối với người dân và doanh nghiệp trước hàng loạt cơ hội và những khó khăn, thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Không hoàn toàn có cơ sở trước những lo ngại

Trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” tối 1/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Việt Nam đã tiến hành ký kết 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang tham gia đàm phán 7 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, FTA với Hàn Quốc, với Liên minh châu Âu,   Liên minh Hải quan (Nga - Kazakhstan – Belarus), Khối Thương mại tự do châu Âu– EFTA, các nước đối tác của ASEAN (ASEAN+6), và FTA ASEAN-HongKong... Điều này đặt ra những lo ngại cho người dân và DN về việc hội nhập sâu, rộng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới cũng là điều dễ hiểu, dễ thông cảm.

Dù rằng Việt Nam có hay không thực hiện những cam kết trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp tới, thì cho đến nay Việt Nam cũng đã mở cửa thị trường hàng hóa cho các nước ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ trước, và trong hơn 20 năm qua DN Việt Nam, hàng hóa của Việt Nam  vẫn thống lĩnh thị trường. “Điều đó khẳng định rằng, nếu chúng ta có bản lĩnh, có những bước đi thận trọng, có chủ trương chính sách phù hợp, đặc biệt là chúng ta quan tâm đến bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ quyền lợi chính đáng của người sản xuất thì chúng ta không e ngại việc mở cửa thị trường với Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào 31/12 tới” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức đi vào hoạt động vào 31/12/2015, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột chính của cộng đồng, bên cạnh trụ cột chính trị - an ninh và văn hóa  - xã hội, trong đó Bộ Công Thương được giao đầu mối phối hợp với các bộ ngành trong xây dựng và hình thành trụ cột kinh tế. Về cơ bản, đến thời hạn nói trên các thành viên sẽ phải hoàn tất các cam kết trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, đưa 10 nước thành viên trở thành thị trường thống nhất về hàng hóa, đầu tư, có tính đến lao động của nước này có cơ hội làm việc ở nước khác. Việt Nam  được các bạn ASEAN đánh giá cao trong quá trình chuẩn bị, riêng biểu thực hiện các nghĩa vụ cam kết, Việt Nam  đã hoàn thành trên 90%, và là một trong 3 nước cao nhất hoàn thành, cùng với Singapore và Malaysia.

Tại Việt Nam, các công việc hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN, do chính Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và một số Phó Thủ tướng làm Phó trưởng ban chỉ đạo đối với các lĩnh vực liên quan. Sự phối hợp này đảm bảo tính đồng bộ trong 3 trụ cột của Cộng đồng, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt từ Chính phủ đến các bộ ngành địa phương, đảm bảo rằng một khi chúng ta đã đưa ra cam kết thì chúng ta sẽ tổ chức các biện pháp thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số vấn đề, không chỉ của riêng Việt Nam mà cũng là vấn đề chung của các nước thành viên ASEAN, đó là chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể thực thi được cam kết, và tôi nghĩ rằng các nước ASEAN cũng nhận thức rõ thực trạng này.

Những nguyên tắc cơ bản trong đàm phán

Một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như nói ở trên, bao gồm, ngoài những khía cạnh truyền thống liên quan đến thương mại, dịch vụ và đầu tư, còn bao hàm các lĩnh vực khác như DNNN, sở hữu trí tuệ hay môi trường… vì thế mà nó được gọi là “thế hệ mới”. Mở cửa thị trường hàng hóa ở đây là dựa trên nguyên tắc “có đi, có lại”, nếu Việt Nam muốn XK, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam  vào 1 thị trường nhất định, thì Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa mà đối tác đó có nhu cầu XK sang ta. Nguyên tắc này được thực hiện trên cơ sở các nhà đàm phán của Việt Nam  phải cố gắng thực hiện, thu về những lợi ích cốt lõi cho hàng hóa XK của Việt Nam, đó là các mặt hàng XK chủ lực như: dệt may, da giày, nông sản, thủy hải sản và một số sản phẩm công nghiệp chế biến.

Ngược lại, về phía các mặt hàng các nước muốn XK vào Việt Nam, Việt Nam cũng sẽ phải xem xét một cách cẩn trọng, chấp nhận mở cửa cho những hàng hóa mà năng lực sản xuất của Việt Nam còn yếu, đồng thời đưa ra lộ trình mở cửa cho những hàng hóa nhạy cảm đối với thị trường trong nước, để cho hàng hóa trong nước có một khoảng thời gian nhất định đủ cho DN hay nhà sản xuất trong nước vươn lên, nâng cao chất lượng, năng suất. Đến thời điểm mở cửa hoàn toàn thì những sản phẩm đó đã có thể đứng vững và cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại khác của nước ngoài.

Đối với đàm phán của Việt Nam, người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, luôn được tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ, những mặt hàng nhạy cảm, liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp đều được bảo hộ một cách hợp lý. Ví dụ như khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đấu tranh và giữ vững bảo hộ đối với các mặt hàng nhạy cảm trong nông nghiệp như: muối, đường, trứng gia cầm và nguyên liệu thuốc lá. Những mặt hàng này cũng tiếp tục được bảo hộ trong các Hiệp định thương mại về sau. Việt Nam  áp dụng hạn ngạch thuế quan trong xem xét nhập khẩu, cho phép một năm chỉ có một lượng nhất định các loại hàng hóa này được NK vào Việtj Nam và được hưởng thuế suất ưu đãi, còn nếu các nước XK vào Việt Nam mà ngoài hạn ngạch thì phải chịu thuế rất cao.

“Đó là những vấn đề tôi muốn nói rõ hơn để người dân hiểu rằng, khi Chính phủ   quyết định đàm phán một Hiệp định Thương mại tự do là đã tính đến những lợi thế mà chúng ta được hưởng từ Hiệp định   này và cũng tính đến kế hoạch hay lộ trình để bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp. Vừa là hội nhập sâu nhưng đồng thời cũng bảo vệ được thị trường trong nước và sản xuất trong nước. Đó là nguyên tắc cơ bản trong đàm phán, và nếu thực hiện được như vậy thì tôi nghĩ những băn khoăn, lo lắng về cạnh tranh gay gắt, thậm chí đe dọa lớn đến sản xuất trong nước là không hoàn toàn có cơ sở” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.

Lo ngại về hạn ngạch và bán lẻ của nước ngoài


Hàng hóa Việt Nam vẫn chiếm tới 97% thị trường nội địa

Trước băn khoăn của người dân và các DN hoạt động trong lĩnh vực nông sản về tiêu chí và thời điểm để cấp hạn ngạch cho những mặt hàng nông sản thiết yếu như trứng, thịt, muối, đường, Bộ trưởng cho biết: “Tôi cũng xin nói rất rõ với người dân rằng, chúng ta thực hiện việc phân bổ hạn ngạch cho một số ít các mặt hàng nhạy cảm này, thứ nhất là với số lượng rất nhỏ, thứ hai  là vào thời điểm thích hợp, tránh thời gian mà trong nước đang thu hoạch rộ như muối, mía đường, và thứ ba  là có sự đồng thuận giữa các bộ, ngành, nhất là những bộ phụ trách sản xuất, trong đó có cả tham vấn với Hiệp hội ngành hàng.

Với tinh thần như vậy, có thể nói rằng, trong những năm qua, 4 mặt hàng nhập khẩu nhạy cảm này, về cơ bản chúng ta không làm ảnh hưởng gì đến sản xuất trong nước, đồng thời giữ được cam kết đã ký với các đối tác, làm cho Việt Nam ngày càng trở thành quốc gia có uy tín trong thực thi cam kết, đồng thời tạo điều kiện cho sản phẩm của chúng ta nâng cao chất lượng, năng suất, đủ sức cạnh tranh nếu mở cửa hoàn toàn.

Về lo ngại của người dân trước sự đổ bộ của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam, kiểu “siêu thị đi trước, hàng hóa theo sau”, sẽ có nguy cơ đối với thị trường hàng Việt, Bộ trưởng cho biết, đây cũng là băn khoăn có cơ sở của người dân và DN hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, như tôi đã nói, về nguyên tắc trong đàm phán, chúng ta sẽ mở cửa có lộ trình, thận trọng và từng bước chứ không phải ngay lập tức cùng lúc mở cửa hết, nhất là đối với những mặt hàng nhạy cảm.

Những năm qua, nhìn vào các DN bán buôn bán lẻ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, thì với mức độ có hạn, đồng thời số lượng và chủng loại hàng hóa chịu sự kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ của Việt Nam, nhìn chung thị trường vẫn được kiểm soát tốt. Các DN bán buôn lẻ nước ngoài đã được trao đổi, nhắc nhở, tuân thủ theo lộ trình, thực hiện nghiêm túc các cam kết, và nếu có nhu cầu nhượng bán lại 1 phần hay toàn bộ đầu tư của họ tại Việt Nam thì nên ưu tiên cho các DN Việt Nam, chỉ khi nào các DN Việt Nam  không có điều kiện mua lại cổ phần đó thì mới mời các DN nước ngoài vào.

“Nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp thì cho đến nay, thị trường bán lẻ của Việt Nam, hàng hóa của các DN Việt Nam vẫn chiếm 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, còn DN nước ngoài cũng chỉ chiếm 3%. Sự xuất hiện của các DN bán buôn bán lẻ nước ngoài tại VViệt Nam cũng chưa phải nhiều và cũng chỉ có một số thương hiệu như Metro, BigC, Lotte. Đến thời điểm 31/12/2015 khi AEC đi vào hoạt động, thuế suất sẽ dần dần bằng 0, rồi một số biện pháp hạn chế hàng hóa trước đây cũng có thể được nới rộng hơn, thì tôi nghĩ rằng lúc đó, nhiều DN Việt Nam  cũng đã khẳng định được vị thế của mình, bằng sức mạnh của mình, đứng vững được tại thị trường trong nước, đồng thời đón lấy cơ hội để đưa hàng Việt ra nước ngoài, chứ không chỉ có hàng ASEAN vào Việt Nam ” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay. 

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Rất nhiều DN chúng tôi tiếp xúc cũng cho rằng, khi AEC đi vào hoạt động sẽ là cơ hội để đưa các mặt hàng của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản của Việt Nam vào hệ thống bán buôn lẻ của các nước ASEAN, bởi vì cơ hội là như nhau, thuế quan là như nhau. Cho nên nếu từng DN có kế hoạch, chiến lược phù hợp thì cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức.

 

Theo Báo Công Thương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Các trụ đỡ quan trọng đều tăng trưởng

    Kinh tế Việt Nam đã đi qua 1/3 chặng đường của năm kế hoạch 2024 và thu về một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện đà phục hồi khá rõ nét thông qua sự tăng trưởng của các trụ đỡ quan trọng.

    08:40 | 06/05/2024
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

    16:48 | 05/05/2024
  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

    14:38 | 05/05/2024
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

    10:42 | 05/05/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

    10:39 | 05/05/2024
  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

    09:41 | 05/05/2024
  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

    09:33 | 05/05/2024
  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:30 | 05/05/2024
  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

    09:28 | 05/05/2024
  • Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    23:22 | 04/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load