Thứ tư 11/09/2024 13:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm

14:57 | 10/09/2024

(Xây dựng) – Nhiều đơn vị đang chuẩn bị triển khai các gói thầu từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác.

Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thì còn vướng mắc từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác như sau:

Có đúng hay không về việc: Đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trong hạn mức từ trên 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, thì huyện lập dự án đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công và chỉ định thầu theo Luật Đầu tư công?

Đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trong hạn mức từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì huyện lập dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công và chỉ định thầu theo Luật Đầu tư công. Điều này đúng quy định hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo Điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu quy định hình thức chỉ định thầu được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 1 tỷ đồng.

Như vậy, đối với gói thầu thuộc dự án do huyện làm chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không thuộc dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công sẽ áp dụng hạn mức chỉ định thầu theo dự toán mua sắm là trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Vũ Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load