Thứ ba 05/11/2024 07:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải Phòng: Tự định vị mình để “biết mình biết người”

09:51 | 09/07/2022

(Xây dựng) - Câu chuyện mà ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng mới đây tâm sự với chúng tôi - những người con quê hương hoặc có gắn bó mật thiết với Hải Phòng, đã cho thấy những trăn trở của người đứng đầu thành phố này sau hơn 1 năm ông từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Bắc nhận trọng trách.

hai phong tu dinh vi minh de biet minh biet nguoi
Đô thị Hải Phòng hôm nay.

“Biết mình biết người...”

Ông Trần Lưu Quang có lẽ là vị lãnh đạo đầu tiên của Nam bộ (từng làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh rồi Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra Bắc) nhận nhiệm vụ tại một địa phương miền Bắc. Xin giải thích thêm: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội, cũng từng xuống một tỉnh miền Bắc làm Bí thư, nhưng thực tế là trước đó bà đã về Trung ương công tác tại Bộ Tài chính nên tôi mới nói như vậy. Ngược lại, các vị từ ngoài Bắc mà vào Nam nhận nhiệm vụ thì lại rất nhiều.

Bí thư Trần Lưu Quang trăn trở: “Tôi muốn nói về việc chúng ta cần “định vị Hải Phòng” của mình đang ở đâu? Nhiều vị ngồi trong khán phòng này đều có một tâm thế là chúng ta rất tự hào vì mình là người Hải Phòng. Tôi chắc chắn và cảm nhận sâu sắc điều này. Một trong những tiêu chí làm nên hình ảnh ấy, đó là “vị thế số 3” trong các tỉnh, thành của cả nước.

Điều đó đúng và là chắc chắn trong những năm 95 trở về trước, vì khi đó cũng chỉ có 3 địa phương trực thuộc Trung ương trong đó có Hải Phòng.

Cho đến tận bây giờ, chỉ xét dưới góc độ kinh tế thì Hải Phòng đã không còn ở vị trí số 3 đó nữa.

Năm vừa rồi chúng tôi có mời trường Đại học Fulbright Việt Nam về nghiên cứu, tư vấn giúp địa phương liên quan đến kinh tế. Đây là một trường học có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu giỏi về chính sách công, là "trường con" của Đại học Harvard Hoa Kỳ. Mục đích của chúng tôi là để có một nghiên cứu độc lập thử xem "định vị Hải Phòng" đang ở đâu, từ đó xác định để Đảng bộ, chính quyền và người dân Hải Phòng cần làm gì!

Và rồi - vẫn theo lời Bí thư Trần Lưu Quang thì kết quả như thế này:

Xét về góc độ kinh tế, qua tất cả số liệu thống kê từ các cơ quan Nhà nước dựa trên 27 tiêu chí được đưa ra, chúng ta đang ở vị trí tầm thứ 5 - 6 hoặc thứ 7. Tức là sau một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và họ nhận xét rằng Hải Phòng đang ở vị trí thứ 6.

Từ đó kết luận rằng nếu Hải Phòng mà không nỗ lực, cố gắng vượt bậc thì có khả năng bị soán ngôi này bởi ngay 2 tỉnh “hàng xóm” là Quảng Ninh và Bắc Ninh. Họ sẽ vượt Hải Phòng ngay.

"Chúng ta có thể tự hào mình là người Hải Phòng, tự hào về yếu tố văn hóa của người Hải Phòng, nhưng phải tỉnh táo nhận ra một điều rất thực, đó là chính chúng ta phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa nếu không bị tỉnh bạn bứt tốc" - ông Trần Lưu Quang chia sẻ.

Năm 2021 vừa qua, có rất nhiều điều tích cực đáng được ghi nhận ở Hải Phòng, dù gặp nhiều khó khăn chung của dịch bệnh như các địa phương: Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội của Hải Phòng tăng 12,38%, đứng đầu cả nước; tốc độ tăng trưởng cũng gấp 4,7 lần trung bình cả nước; chỉ số năng lực cạnh tranh vượt lên 5 bậc (từ vị trí thứ 7) lên thứ 2 và chỉ sau Quảng Ninh; xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển mạnh mẽ…

Lý do thứ nhất của Hải Phòng đi đến thành công về tốc độ tăng trưởng ổn định là có chủ trương ngay từ đầu luôn ứng phó dịch bệnh cao hơn và nhanh hơn 1 cấp độ so với cấp độ do Bộ Y tế khuyến cáo. Hải Phòng cũng chủ động tiếp cận vaccine ngoài nguồn của Trung ương. Trong thời điểm gay gắt nhất thì Hải Phòng đã căn đủ được 1.250.000 liều mà chủ yếu là vaccine verocell của Trung Quốc, với nhiều điều còn có thể kể.

Một quyết định đúng đắn của lãnh đạo thành phố là tiêm cho các chuyên gia và các công nhân trong các khu công nghiệp, nên tất cả các chuỗi sản xuất trên địa bàn Hải Phòng năm 2021 không bị đứt gãy.

Lúc đó không còn khái niệm ý thức chính trị nữa, thành phố chỉ nghe theo tổ chuyên gia, những người giỏi nhất Hải Phòng tham mưu. Lãnh đạo thành phố chấp nhận khuyến cáo của các chuyên gia y tế để vận động thuyết phục thành công bà con không nên về quê lúc dịch đang lây lan nhanh - đây được xem như một thành công lớn để sau này góp phần giúp thành phố phục hồi sản xuất nhanh nhất.

Con đường đi tới

Con đường của Hải Phòng tới đây sẽ như thế nào để có thể giúp thành phố này không bị tụt hậu?

Có lẽ trước hết cần nói về thuận lợi là yếu tố văn hóa con người. Theo Bí thư Trần Lưu Quang thì "chúng tôi vẫn thường nói với nhau là làm cái gì thì làm tới cùng, làm chừng nào được thì thôi. Đó là yếu tố văn hóa, yếu tố con người. Mà thật ra chúng ta cũng đang được thừa hưởng rất nhiều từ người đi trước, từ cơ sở hạ tầng, từ xây dựng ý thức chính trị trong từng người dân khắp nơi, từ nhiều thế hệ trong mỗi con người Hải Phòng. Chúng ta đang có những thay đổi về chủ trương phát triển thành phố".

Bộ Chính trị từng có 2 Nghị quyết 32 (năm 2004) và Nghị quyết 45 (năm 2019) về phát triển thành phố Hải Phòng, trong đó có đặt ra mục tiêu rất cao.

Đó là năm 2030 Hải Phòng phải sánh vai với các thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á và đến 2045 phải xứng tầm với các thành phố phát triển cao trong khu vực châu Á và thế giới.

Áp lực này thật không nhỏ với những người nắm giữ trọng trách lãnh đạo Hải Phòng cả hiện tại và trong những năm tới.

Cái thứ 2 nữa, điều này mọi người cũng cần chia sẻ. Đó là từ năm nay trở về sau Hải Phòng sẽ suy giảm nghiêm trọng về thu ngân sách. Gói gọn lại là suy giảm nguồn thu khoảng chừng hơn 5.000 tỷ mỗi năm. Có mấy lý do sau đây:

Thứ 1, chính sách thuế có thay đổi về phân cấp thu giữa Trung ương và địa phương. Quy định này là do thay đổi theo hướng thu mới của Chính phủ.

Thứ 2, có một số nhà máy, doanh nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là nhà máy ôtô Vinfast (năm trước họ nộp ngân sách hơn 5.000 tỷ) nay do chuyển đổi để phù hợp với xu thế tiếp cận thị trường thế giới về xe ôtô điện nên giảm thu. Nó đòi hỏi có giai đoạn chuyển đổi nhất định, chậm ra sản phẩm. Do vậy nguồn thu ngân sách của thành phố do một số nhà máy lớn hụt thu nên giảm từ 7.500 tỷ/năm xuống còn 4.000 tỷ vào năm 2023.

Điều thứ 3 cũng cực kỳ quan trọng là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các địa phương với nhau. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Hải Phòng là Quảng Ninh. Năm nay, Quảng Ninh thu ngân sách nhiều hơn Hải Phòng, sự phát triển của Quảng Ninh lại đồng bộ hơn nhiều, không chỉ có du lịch, dịch vụ phát triển mạnh mà còn các lĩnh vực khác.

Khá bất ngờ là nguồn lao động của Hải Phòng đang có nguy cơ thiếu lớn về trình độ tay nghề cao. Trong khu Cát Hải có 175.000 lao động thì 2/3 là người Hải Phòng. Tuy có điểm cộng là điều này khiến chúng ta có thể tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, thế nhưng, chúng ta không có đủ lao động phát triển thêm sản xuất. Hải Phòng kỳ này phát triển 15 khu công nghiệp với khoảng 150.000 lao động thì tỷ lệ nhập cư theo thống kê gần đây sẽ chỉ có 19.000 người được đáp ứng mỗi năm.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, con số này là 222.000 người, gấp 11,5 lần Hải Phòng. Giải pháp tới đây là phải xây dựng rất nhiều nhà ở xã hội, phải giải quyết cải tạo các chung cư cũ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn về nhà ở cho người ở địa phương khác đến Hải Phòng làm việc.

Có 4 điều lớn cần làm, theo Bí thư Trần Lưu Quang:

Thứ nhất là tiếp tục phát triển khu công nghệ cao thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài…

Hiện nay, số vốn đầu tư trung bình của 1 dự án đầu tư FDI trong địa bàn Hải Phòng có lẽ là trong top cao nhất cả nước, với mức 8,5 triệu USD/1 dự án, trong khi ở Bình Dương là 1,2 triệu USD/1 dự án và ở Thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1 triệu USD/1 dự án. Ý nói ở đây là chất lượng đầu tư công nghệ phải rất cao.

Thứ 2 là Hải Phòng từ lâu phát triển công nghệ logistic rất cao. Hải Phòng sẽ đầu tư thêm 2 cảng biển nữa để nâng tổng số lên 8 bến cảng, không chỉ phát triển logistic cho Hải Phòng mà còn cho cả khu vực phía Bắc.

Thứ 3, khai thác tiềm năng du lịch. Chúng ta có Đồ Sơn, Cát Hải, Cát Bà. Theo quan điểm của người viết, nếu Hải Phòng biết khai thác thế mạnh này thì rất có thể rồi đây, Hải Phòng sẽ "bùng nổ" về khả năng thu hút khách du lịch khi mà chặng đường đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng đã gần hơn so với Hà Nội đi Thanh Hóa, Hà Nội đi Quảng Ninh.

Và cái cuối cùng là chuyển đổi số. Đó là 1 bước đi khá mới so với các địa phương trong cả nước. Hướng đi của chuyển đổi số thì ít tốn tiền và tốc độ xử lý nhanh hơn. Hải Phòng đang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế khoảng 10% nhờ chuyển đổi số.

Về các dự án đầu tư vào Hải Phòng, có thể đây cũng là tiềm năng lớn với nhiều tín hiệu khả quan.

Hầu hết các dự án công nghiệp của Hải Phòng, trong đó có nhiều dự án lớn đều được quyết định đầu tư và thực hiện rất nhanh chóng. Điển hình là các nhà máy LG Display; LG Electronics; LG Innotek của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Tràng Duệ.

Theo lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, hầu hết các nhà máy công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đều ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường và được thu hút đầu tư một cách có chọn lọc. Với sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước và thế giới như LG, Bridgestone; Fuji Xerox; GE; Roze Roboted; Nipro Pharma; Kyocera, Fuji Xerox…, sản phẩm sản xuất tại Hải Phòng đều nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế công nghiệp Hải Phòng.

Các nhà máy của doanh nghiệp công nghiệp trong nước cũng không ngừng được đầu tư và áp dụng công nghệ mới nhất vào sản xuất. Bởi vậy, hiệu quả của ngành công nghiệp ngày càng cao. Năm 2021, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 42,8% (năm 2020 đạt 38,97%); tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt 50%, tăng 3,5% so với kế hoạch năm và cao hơn so với năm 2020 (45,5%), theo nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng.

Cổ nhân đã dạy, về binh pháp phải "biết mình biết người trăm trận trăm thắng". Nếu không biết ta là ai, định vị chính xác mình đang ở vị trí nào trên bản đồ kinh tế - xã hội nước nhà mà vẫn ảo tưởng mình đang được nhìn nhận đứng ở vị trí thứ 3 của cả nước thì sẽ rất tai hại. Tai hại bởi sự chủ quan không đáng, sách lược đề ra rồi cũng sẽ không chuẩn nữa. Từ đó, các địa phương bạn, kể cả các ông bạn hàng xóm cũng sẽ vượt Hải Phòng nếu họ định vị tốt hơn.

Tôi tin rằng, với tư tưởng "biết mình biết người", "định vị" chính xác vị thế của địa phương mình như thế, có lẽ rồi đây Hải Phòng cũng sẽ xứng đáng lập lại xếp hạng. Từ đó sẽ nâng tầm thành phố Hoa Phượng Đỏ lên một nấc thang mới, đủ sức vươn ra tầm châu lục và thế giới vào năm 2045 mà Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị đã từng đề cập.

Quốc Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

Xem thêm
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng

    (Xây dựng) - Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đang có sự tăng trưởng mạnh, tiếp tục thể hiện rõ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý IV/2024.

    12:59 | 04/11/2024
  • Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp

    (Xây dựng) - Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

    12:57 | 04/11/2024
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Chủ động, tích cực để bứt phá mạnh mẽ

    (Xây dựng) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, 19 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động.

    12:51 | 04/11/2024
  • Quảng Ngãi: Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả vùng

    (Xây dựng) - Tại Quyết định số 1125/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2025, Quảng Ngãi từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên, phụ liệu cho sản xuất tại địa phương, cho toàn vùng và cả nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tầm nhìn đến năm 2030 phát triển tỉnh trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (về một số chủng loại sản phẩm) cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    11:03 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực, dự báo vượt mục tiêu Quốc hội đề ra

    Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu.

    20:07 | 03/11/2024
  • Cần hoạch định rõ chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập DN

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề then chốt của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

    17:50 | 03/11/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    10:26 | 03/11/2024
  • Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu kính xây dựng

    (Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ gỡ khó, bảo vệ và tạo sức bật cho nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.

    10:21 | 03/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load