Thứ sáu 27/09/2024 05:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hải Phòng: Tiếp tục phát lộ bãi cọc mới có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng

10:01 | 19/02/2020

(Xây dựng) - Trong khi cải tạo ao nuôi cá, một hộ dân ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã phát hiện 13 cọc gỗ, có dấu hiệu bị hủy hoại, được cho là có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

hai phong tiep tuc phat lo bai coc moi co lien quan den chien thang bach dang
Khu vực phát hiện 13 cọc gỗ.

Theo báo cáo của UBND huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá. Khu vực phát lộ bãi cọc này được cơ quan chức năng tạm gọi là bãi cọc Đầm Thượng.

Ngày 12/2, sau khi nhận được thông tin, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã có mặt tại địa phương để tổ chức khảo sát khu vực phát lộ các cọc gỗ và có những thông tin ban đầu.

Theo đại diện Viện Khảo cổ học Việt Nam, bãi cọc Đầm Thượng mới phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 (chiến thắng lần thứ 3 của quân dân triều Trần trước quân Nguyên Mông).

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, khu vực phát hiện số cọc gỗ mới này nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc. Ao nuôi cá của gia đình ông Đào Văn Đến – nơi phát hiện bãi cọc, cũng có tên là khu vực Đầm Thượng, vốn là cồn đất nằm chính giữa ngã ba sông nói trên và cũng là nơi giáp ranh địa giới hành chính của 3 tỉnh thành: Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.

Theo khảo sát bước đầu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, một số cọc tại đây đã có dấu hiệu bị hủy hoại như: Các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá bờ ao của gia đình ông Đến. Đặc biệt, gia đình ông Đến cũng đang hút bùn, cải tạo mặt đáy ao để nuôi cá.

Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, cơ quan này vừa có tờ trình gửi UBND thành phố Hải Phòng, đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ mới phát hiện để tránh bị hủy hoại.

Trước đó, ngày 27/11/2019, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng cũng đã tiến hành khai quật bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ (Liên Khê, Thủy Nguyên), đồng thời phát hiện 27 cọc gỗ tại khu vực này.

Đại Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load