Thứ sáu 29/03/2024 04:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hải Phòng: Độc đáo Dương tộc Đại Từ đường

10:57 | 04/03/2021

(Xây dựng) - Năm 2879 trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, đặt tên nước là Xích Quỷ, Dương Lạc tướng (Lạc tướng họ Dương) phù Vua Thủy Tổ dựng nước sơ khai, Kinh đô đóng tại Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Theo thời gian và lịch sử, đến nay, người họ Dương có mặt ở 63 tỉnh thành, tạo nên một dòng tộc lớn mạnh, văn hiến, hào hoa và anh hùng. Hội đồng họ Dương đoàn kết, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Con cháu họ Dương có khát vọng vươn lên, học giỏi, công tác tốt, nhiều người đảm nhận các công việc quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, nhiều doanh nhân họ Dương giỏi về phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

hai phong doc dao duong toc dai tu duong
Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng họ Dương Việt Nam phát biểu tại Lễ khởi công Dự án Công trình Hải Phòng Dương tộc Đại từ Đường ngày 23/4/2019.

Đồng tộc đồng tâm

Hải Phòng là vùng đất có nhiều người họ Dương chọn làm nơi định cư. Hội đồng họ Dương ở Hải Phòng được thành lập năm 2011, đã kết nối, tập hợp được hơn 10.000 người họ Dương đang sinh sống, làm tại Hải Phòng. Hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên, thể theo nguyện vọng của toàn dòng tộc, Dự án xây dựng công trình văn hóa tâm linh Hải Phòng Dương tộc Đại Từ đường được xây dựng tại thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Dương, TP Hải Phòng trên diện tích hơn 5.000 m2 do gia đình ông Dương Thanh Tùng và bà Phạm Thị Hợp hiến tặng.

Với tổng dự toán 15 tỷ đồng, công trình Hải Phòng Dương tộc Đại Từ đường được quy hoạch gồm cổng Tam quan, nhà Đại Từ đường, nhà văn phòng, lầu vọng cảnh, Nhà thờ họ Dương chi Quỳnh Hoàng, nhà dưỡng lão… Dự án chia làm 3 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 là san lấp mặt bằng, làm sân tường cổng; giai đoạn 2 là xây nhà Đại Từ đường với 5 gian thờ; giai đoạn 3 là xây dựng nhà nuôi dưỡng người họ Dương có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa (gọi là Nhà dưỡng lão) có vườn cây bóng mát, ghế đá và ao hoa sen.

Được khởi công ngày 23/4/2019 (tức ngày 08/02 năm Kỷ Hợi), sau hơn 18 tháng thi công, với gần 5.000 công thợ, đội ngũ nghệ nhân có tay nghề vào loại giỏi nhất ở Đồng bằng Bắc bộ và công sức của bà con họ Dương Hải Phòng, ngày 05/11/2020, công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng.

hai phong doc dao duong toc dai tu duong
Phối cảnh quy hoạch tổng thể công trình Hải Phòng Dương tộc Đại Từ đường.

Nhà Đại Từ đường họ Dương Hải Phòng được xây dựng theo kiến trúc chữ Nhất, 5 gian, 8 mái đao và cổ lầu… Trước gian giữa là chiếu rồng chạm tứ linh quần tụ dài 2,95 m, rộng 2,75 m, dầy 30 cm, bo đầu bậc là 4 ông rồng dài 3,25 m, dày 25 cm. Hai bên hồi là hai cột đá chạm khắc câu đối: Đến Từ đường nhớ ơn tiên tổ nhất tâm kính lễ/Về họ Dương sum họp cháu con muôn sự bình an. Chính điện chiếu rồng là lư hương và cây đèn làm bằng đá xanh nguyên khối. Mái thượng của Đại Từ đường là lưỡng long chầu nguyệt, hàm long ngậm nóc, bốn góc rồng chầu phượng mớm, đôi nghê chầu và các hoa văn trang trí tinh xảo.

Hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, biểu tượng của âm dương hòa hợp trong vũ trụ. Thân rồng uốn lượn theo hình “sin” tạo nên 12 khúc đại diện cho 12 tháng, tượng trưng cho sự thay đổi của đất trời trong 1 năm. Hai ông rồng tượng trưng cho hai cực âm dương, hình ảnh mặt nguyệt ở giữa tượng trưng cho thái cực, cho ngũ hành trong vũ trụ. Hình tượng rồng chầu mặt nguyệt thể hiện sức mạnh của sự quy tụ, sự giao hòa giữa trời và đất, sự uy quyền và tài lộc…

2.000 ô ngói màn lợp đều có in chữ “Dương” và chữ “Thọ”, hệ thống cửa đi kiểu ô thùng bằng gỗ lim, bưng đục tứ linh, tứ quý và các hoạ tiết cổ. Toàn bộ đồ thờ tự trong Đại Từ đường đều được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn tứ linh, tứ quý, toát lên vẻ uy linh của không gian thờ. Hệ thống chữ của hoành phi và câu đối đều sử dụng chữ quốc ngữ (không sử dụng chữ Nho) cách điệu để tất cả mọi người đều đọc, hiểu được ý nghĩa của từng câu, chữ. Gian giữa thờ phụng các vị tiền bối hữu công của họ Dương Việt Nam như một lời tri ân tới bậc tiền nhân. Hậu cung gian giữa đặt cỗ khám 3 gian, trên đặt bức cuốn thư với bốn chữ “Uống nước nhớ nguồn”. Sập thờ và cửa võng chạm tứ linh kênh bong, câu đối đề “Tiên Tổ đồng hành cùng đất nước/Cháu con tiếp bước với non sông”… Hậu cung gian thờ Bình Vương Dương Tam Kha, đặt Linh vị của ngài trên có bức cuốn thư với 4 chữ “Văn võ song toàn” và đôi câu đối đề “Châu Ái địa linh sinh Chủ Tướng/Bạch Đằng hào khí xuất Bình Vương”…

hai phong doc dao duong toc dai tu duong

Gian bên phải thờ tiên tổ các chi họ Dương TP Hải Phòng, hậu cung gian thờ đề bức cuốn thư với 4 chữ “ Đồng tộc đồng tâm”. Gian bên hồi trái Đại Từ đường thờ những người có công xây dựng họ Dương Hải Phòng cũng như công trình Đại Từ đường. Gian bên hồi phải Đại Từ đường thờ mẹ Việt Nam anh hùng và Liệt sĩ người họ Dương Hải Phòng.

Xin kết nối tour du lịch Bạch Đằng Giang - Quỳnh Hoàng

Đầu xuân mới Tân Sửu, chúng tôi đến thăm công trình Hải Phòng Dương tộc Đại Từ đường. Thật ngỡ ngàng trước vẻ uy nghi tráng lệ, đậm chất văn hoá đình, chùa cổ kính và sự quy hoạch rất hợp lý, khoa học của dự án. Chủ tịch Hội đồng họ Dương Hải Phòng Dương Đức Tùng chia sẻ: Chúng tôi có nhiều việc cần làm để phát huy ý nghĩa của công trình. Trên đất Quỳnh Hoàng, Nam Sơn đã có Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, chúng tôi mong muốn và xin đề xuất với họ Dương Việt Nam cũng như lãnh đạo các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng nên có hướng dẫn kết nối tour du lịch Bạch Đằng Giang - Quỳnh Hoàng, có con đường và công trình mang tên Dương Tam Kha trên đất An Dương để vừa ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân, vừa phát huy giá trị lịch sử văn hóa trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Nguyễn Đăng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load