(Xây dựng) - Chỉ thị Tỉnh uỷ Hải Dương nêu rõ: Kể từ 0h ngày 16/02 thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong thời gian 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Các sinh viên được cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn, tập huấn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn |
Từ 0h đêm ngày 16/02, người dân Hải Dương được ra ngoài trong trường hợp nào?
Chiều 15/02, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Theo đánh giá, sau Tết Nguyên đán, tình hình dịch trên tại Hải Dương diễn biến phức tạp, số ca bệnh mắc mới mới tiếp tục phát sinh. Tính từ 27/01 đến 6h hôm nay (15/02), Hải Dương đã ghi nhận 475 ca bệnh, các bệnh nhân xuất hiện ở 11/12 huyện, thị xã, thành phố; số lượng người đưa đi cách ly tập trung gần 14.000 người.
Tuy nhiên, nhiều người liên quan đến các ca dương tính là công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã di chuyển đến các địa phương khác trong tỉnh và nguy cơ dịch vẫn tiếp tục bùng phát trên địa bàn toàn tỉnh trong những ngày tới.
Chỉ thị Tỉnh uỷ Hải Dương nêu rõ: Kể từ 0h ngày 16/02 thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong thời gian 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tạm dừng các hoạt động tổ chức lễ hội đầu xuân, các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Ban thường vụ Tỉnh ủy kêu gọi toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng tiếp tục thực hiện phong tỏa toàn bộ cho đến khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đối với huyện Cẩm Giàng, do có số lượng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp lớn, tình hình dịch tễ rất phức tạp, yêu cầu thực hiện phong tỏa, cách ly y tế thật nghiêm ngặt, đặc biệt là tránh nguy cơ lây lan từ công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện.
Chỉ thị nêu rõ, chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tới công ty làm việc và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú.
Đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, hiện đang thường trú ở các huyện, thị xã, thành phố ngoài huyện Cẩm Giàng, yêu cầu cách ly tại nhà, tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng. Đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn huyện Cẩm Giàng không cho phép công nhân cư trú, tạm trú tại địa bàn huyện Cẩm Giàng đến làm việc.
Các cơ quan Đảng, chính quyền, Mătj trận Tổ quố, các đoàn thể chính trị - xã hội bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức ứng dụng công nghệ thông tin và làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở (không quá 50% số người đến làm việc) và tổ chức họp trực tuyến để giải quyết công việc.
Các chiến sĩ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương đang vận chuyển các giường bệnh |
Nâng công suất Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương lên 600 giường
Sáng 15/02, Bệnh viện Bạch Mai đã cử gần 100 cán bộ của các phòng vật tư y tế, hành chính quản trị, vi sinh… tới Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương để tiến hành lắp đặt giường nhằm nâng công suất của bệnh viện này lên 600 giường bệnh.
Cùng với các bộ nhân viên của Bạch Mai còn có sự giúp sức của các chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương và sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Hai chuyến xe container từ cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai đã vận chuyển và tập kết 300 giường bệnh tới thành phố Hải Dương. Số giường bệnh được tiếp tế sau khi được tập kết trong khuôn viên bệnh viện sẽ được lắp đặt và vận chuyển đến các phòng, khu vực.
24 sinh viên đã được các cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn, tập huấn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình vận chuyển lắp đặt các giường bệnh tại các khu điều trị, cách ly.
Trong chiều nay (15/2), quá trình lắp đặt và vận chuyển các giường bệnh sẽ hoàn tất và sẵn sàng đưa vào hoạt động.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp chỉ đạo tại nơi lắp đặt cho biết, thực hiện chỉ đạo củaBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngay chiều 14/02, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tổ chức cuộc họp “nóng” ngay tại Hải Dương chỉ đạo các phòng, ban chức năng của bệnh viện khẩn trương thực hiện nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Đến ngày 15/02, Bệnh viện dã chiến số 2 đang điều trị cho 115 bệnh nhân Covid-19.
Yến Mai
Theo