Thứ ba 09/07/2024 00:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh ưu tiên thu hút công nghiệp hỗ trợ

15:27 | 05/07/2024

(Xây dựng) - Công nghiệp hỗ trợ được xác định là một trong những định hướng lớn để tạo đột phá cho sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, tỉnh đang tập trung ưu tiên thu hút các dự án này.

Hà Tĩnh ưu tiên thu hút công nghiệp hỗ trợ
Hà Tĩnh hiện có trên 20 doanh nghiệp may, sợi và hơn 1.100 cơ sở may nhỏ lẻ. (Ảnh minh họa)

Công nghiệp hỗ trợ mới ở giai đoạn đầu

Theo Sở Công thương Hà Tĩnh, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn hiện mới ở giai đoạn đầu. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn ít, quy mô nhỏ; năng lực sản xuất, vốn, công nghệ còn hạn chế, chủ yếu tham gia vào một số lĩnh vực chưa đòi hỏi cao về kỹ thuật, trình độ công nghệ. Đa phần các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Các nguyên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp chủ lực cung cấp từ nguồn nhập khẩu, từ công ty mẹ. Liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp FDI cũng còn hạn chế.

Đơn cử, với ngành dệt may - một trong những ngành mũi nhọn để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động, toàn tỉnh hiện có trên 20 doanh nghiệp may, sợi và hơn 1.100 cơ sở may nhỏ lẻ. Hiện, các doanh nghiệp này chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất nên giá trị gia tăng thấp và tính phụ thuộc cao.

Hay với ngành cơ khí - chế tạo, toàn tỉnh có khoảng 16 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giá trị sản xuất tăng cao so với giai đoạn trước, song sản phẩm chủ yếu mang tính chế tạo gia công, phục vụ dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, số còn lại phục vụ cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Mặc dù tỉnh đã quan tâm song việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều khó khăn, do việc hình thành, kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo chuỗi liên kết trong tỉnh, khu vực hay cả nước còn hạn chế.

Xây dựng chương trình, dự án trọng tâm về công nghiệp hỗ trợ

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định “công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện” là một trong bốn định hướng lớn tạo đột phá phát triển của tỉnh. Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030 cũng xác định, một trong những giải pháp chính để cụ thể hóa mục tiêu nâng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2030 là 32,6%... là phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Theo đó, tỉnh hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp có lợi thế trên địa bàn như công nghiệp luyện thép và sản phẩm chế biến từ thép, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp dệt may và đón đầu các dự án công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao.

Cùng với đó, tỉnh cũng tạo điều kiện để các nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện ô tô kết hợp cảng biển tại Khu kinh tế Vũng Áng; hỗ trợ các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu thép từ Nhà máy liên hợp gang thép Formosa; tập trung thu hút các dự án lớn, có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, tạo sự lan tỏa, làm đầu tàu cho sự phát triển; các dự án chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ tạo đầu mối liên kết thúc đẩy phát triển các ngành nghề lĩnh vực khác. Ngoài ra, tỉnh sẽ kết nối giữa doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn đầu tư trong lĩnh vực công thương với các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hà Tĩnh để hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.

Đại diện Sở Công thương Hà Tĩnh đề xuất, thời gian tới, để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết số 96/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh nhằm tạo động lực thu hút đầu tư, kết nối doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp chủ lực, các doanh nghiệp FDI; xây dựng các chương trình, dự án trọng tâm về công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp quan trọng này; tích cực trong hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn tìm hiểu, khảo sát đầu tư các dự án lĩnh vực công nghiệp mà tỉnh đang ưu tiên, đó là công nghiệp hậu thép, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ;

Về phía các doanh nghiệp kiến nghị, tỉnh cần theo dõi sát hoạt động sản xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời, thực hiện các chương trình, hoạt động kết nối cung - cầu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp của tỉnh.

Lan Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Phước: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 224/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn năm 2024. Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.

  • Đà Nẵng: Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí liên quan đến ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Bộ Tài chính kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, Đà Nẵng sẽ áp dụng mức thu một số khoản phí, lệ phí thuộc lĩnh vực xây dựng được giảm.

  • Đà Nẵng: Tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu, thu hồi nợ đọng

    (Xây dựng) - Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành thu ngân sách trong đó việc tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là một trong những chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Đà Nẵng từ đầu năm đến nay.

  • Bộ Công Thương triển khai Nghị định của Chính phủ về cơ chế DPPA

    (Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024 của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (Cơ chế DPPA) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

  • Minh bạch thị trường với hệ thống cơ sở dữ liệu xăng dầu

    (Xây dựng) – Thời gian qua, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận và hỗ trợ điều tiết cung cầu xăng dầu trên cả nước, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu xăng dầu góp phần đảm bảo thị trường xăng dầu ổn định, minh bạch hơn.

  • Thái Bình thu hút hơn 7,7 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư

    (Xây dựng) – Đây là số liệu được ghi nhận tại cuộc họp thảo luận, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; số liệu cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load