Thứ năm 12/09/2024 08:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Tĩnh: Sáp nhập chợ là cần thiết

17:49 | 20/08/2015

(Xây dựng) -Chợ mới TX Kỳ Anh do Cty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn (Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 170 tỷ đồng, đây là dự án được triển khai theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, theo văn bản của  Sở Công Thương Hà Tĩnh sẽ dồn chợ xép và chợ thị trấn Kỳ Anh vào chợ Mới, việc này đã không nhận được sự đồng thuận của các tiểu thương.

Tiểu thương bất bình với chủ trương

Việc các tiểu thương của chợ Kỳ Anh liên tiếp mấy ngày nay tập trung gần trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh để phản đối việc sáp nhập vào chợ mới. Chợ mới xây dựng cách chợ cũ gần 3km, xa trung tâm nên các tiểu thương sợ không kinh doanh buôn bán được.

Trước sự quá khích của các tiểu thương, cùng với việc tụ tập đông người trước cổng UBND tỉnh nên để đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng chức năng đã huy động hàng chục cán bộ chiến sỹ CSGT, CSCĐ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội.

Được biết, chủ trương di dời, sáp nhập chợ huyện cũ, chợ xép về chợ Trung tâm TX Kỳ Anh đã được các cấp chính quyền trên địa bàn TX thông báo rộng rãi từ nhiều tháng nay. Để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về chủ trương di dời, sáp nhập chợ theo lộ trình, chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức đối thoại với bà con, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như phân tích, giải đáp thấu tình, hợp lý các kiến nghị của tiểu thương.

Tuy nhiên, lo lắng về giá thuê điểm kinh doanh, phân vân về hiệu quả kinh doanh tại chợ mới do thay đổi địa điểm bán hàng, từ đầu tháng 4/2015 đến nay, một số tiểu thương nhiều lần tập trung tại trụ sở UBND P.Sông Trí, UBND TX Kỳ Anh để phản đối chủ trương sáp nhập, di dời về chợ mới. Thậm chí, một số đối tượng tìm cách lôi kéo, kích động các tiểu thương trong chợ phản đối chủ trương này…

Trước những phản ứng thái quá của một số tiểu thương, các cấp chính quyền ở TX Kỳ Anh đã trực tiếp gặp gỡ bà con, tổ chức đối thoại, giải đáp thắc mắc, kiến nghị. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn có những biểu hiện thiếu hợp tác, thậm chí một số đối tượng còn kích động tụ tập đông người, tổ chức khiếu kiện vượt cấp.

Chuyển đổi là cần thiết

Theo tìm hiểu của PV Báo Xây dựng thì việc xây dựng chợ Mới TX Kỳ Anh là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, chợ thị trấn Kỳ Anh cũ và chợ xép được xây dựng từ lâu nên hiện xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, thoát nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có mặt tại chợ Kỳ Anh chúng tôi ghi nhận hiện tại chợ cũ đang quá tải nên các tiểu thương lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, làm mất mỹ quan đô thị, gây mất ATGT. Đường giao thông nội bộ được sử dụng cho kinh doanh nên khi tiếp cận để vận chuyển hàng hóa, các xe chở hàng thường dừng dọc các tuyến đường, gây ách tắc giao thông. Các điểm trông giữ xe đạp, xe máy quá tải, lại bố trí gần nơi bán hàng nên dễ xảy ra cháy nổ, cuối chợ rác thải được tấp đống rất hôi thối và mất mỹ quan. Đi một vòng trong chợ chúng tôi cảm thấy rất ngột ngạt bởi mùi hôi và sự xập xệ, chật chội quá tải.

Tại chợ xép, vì là chợ tạm, không nằm trong quy hoạch, chỉ hoạt động tạm thời nên không được sửa chữa, nâng cấp, do đó các điều kiện đảm bảo an toàn chợ hầu như không có. Hệ thống phòng cháy chữa cháy, thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, nước thải rất tạm bợ, mất an toàn. Vì vậy, chủ trương di dời, sáp nhập chợ huyện cũ và chợ xép vào chợ Trung tâm TX Kỳ Anh là chủ trương đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của đô thị mới Kỳ Anh.

Tuy nhiên, để thay đổi hoạt động kinh doanh buôn bán tồn tại bao đời nay là việc không dễ dàng gì nhưng vì sự phát triển chung thiết nghĩ, chúng ta không để một số người vì lợi ích cá nhân kích động, xúi giục thực hiện những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Đặc biệt, đừng để những định kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh vốn đang sôi động trên địa bàn như hiện nay.

Giải pháp hữu hiệu nhất là tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng chủ trương, quy hoạch phát triển của tỉnh để các tiểu thương thấy được quyền lợi lâu dài từ việc chuyển đổi và coi việc chuyển đổi không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là vì sự phát triển chung.

Tuyết Mây

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 4 Luật liên quan tới đầu tư

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

  • Nối lại hoạt động giao thương giữa Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc)

    (Xây dựng) - Từ 11h ngày hôm nay (11/9), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại sau gần 2 ngày đóng cửa do ảnh hưởng siêu bão số 3 Yagi.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load