Thứ ba 05/11/2024 05:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Tĩnh: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

10:28 | 15/05/2018

(Xây dựng) - Phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, Hà Tĩnh luôn quan tâm ưu tiên phát triển du lịch với nhiều chủ trương, chính sách được ban hành, vận dụng đúng đắn, góp phần thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nhờ thế, hoạt động du lịch của Hà Tĩnh đã có những bước tiến về số lượng lẫn chất lượng.

Bãi biển Xuân Hải - Lộc Hà luôn chật kín du khách đến tắm biển và thưởng thức hải sản.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử, văn hóa, Hà Tĩnh là vùng có tiềm năng du lịch khá toàn diện: nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như núi Hồng, sông La, đèo Ngang, dãy Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, vườn quốc gia Vũ Quang… là quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử, văn hóa như di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Đền thờ Vua Mai Hắc Đế, chùa Hương Tích, khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc... Vùng đất nổi danh với đời sống văn hóa dân gian hết sức phong phú được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ.

Hiện toàn tỉnh đã có 261 cơ sở lưu trú với hơn 5.000 phòng, nhiều khu nghỉ dưỡng 5 sao, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, ba sao… và gần 1.000 nhà hàng kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch. Cùng với đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động như: Trung tâm thương mại cao cấp Vincom Plaza Hà Tĩnh; khu hoạt động giải trí phục vụ khách du lịch công viên nước Vinpearlland Water Park Hà Tĩnh của Vingroup và tổ hợp dịch vụ sân gôn 18 lỗ, thể thao giải trí của Cty Hồng Lam Xuân Thành... đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Không gian du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, tạo ra những khu du lịch, điểm đến du lịch hấp dẫn góp phần làm thay đổi diện mạo cảnh quan đô thị, cùng với đó, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, tạo đà cho du lịch phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong quý I/2018, Hà Tĩnh đón 248.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Con số này tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách nội địa là 241.600 lượt, khách quốc tế 6.400 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch trong quý I/2018 đạt 1.079 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động lưu trú là 75 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động ăn uống là 1.001 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động lữ hành và các hoạt động hỗ trợ là 3 tỷ đồng.

Đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, Hà Tĩnh đã đón 428.000 lượt khách, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khách nội địa đạt 419.072 lượt người, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017 và khách quốc tế đạt 9.388 lượt, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ lệ khách đặt phòng nghỉ đạt bình quân hơn 80%. Các điểm hút khách nhất ở Hà Tĩnh đó là các bãi biển: Thiên Cầm; Xuân Thành; Xuân Hải... đón hàng nghìn lượt khách đến tắm biển, thưởng thức hải sản.

Khu du lịch sinh thái Đồng Nôi là điểm lựa chọn của nhiều du khách trong kỳ nghỉ.

Không chỉ bãi biển, các Khu du lịch sinh thái như: Hải Thượng; nước Sốt Sơn Kim; hồ Kẻ Gỗ và các khu di tích lịch sử văn hóa Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc; Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du... thu hút đông đảo lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, dâng hương, thăm viếng và thưởng ngoạn. Thị trường khách du lịch quốc tế của Hà Tĩnh chủ yếu đến từ Lào, Thái Lan và Trung Quốc, khách nội địa đến từ Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh…

Anh Trần Hữu Loan, một du khách ở TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Kỳ nghỉ dài ngày này tôi cùng gia đình quyết định về Hà Tĩnh vừa thăm quê vừa nghỉ ngơi. Tôi đã ghé thăm biển Xuân Hải; biển Thiên Cầm,  biển ở đây đẹp, vẫn còn ẩn hiện nét hoang sơ và hải sản thì rất tươi ngon”.

Chị Nguyễn Thị Thu Thanh (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Năm nay thay vì chọn đi du lịch xa, tôi và gia đình quyết định đến các khu du lịch sinh thái như Đồng Nôi, nước sốt Sơn Kim làm điểm dừng chân. Chúng tôi vừa được nghỉ ngơi thư giãn, lại khám phá thêm được những vẻ đẹp của quê hương mình”.

Ông Lê Trần Sáng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho biết: “Để du lịch Hà Tĩnh sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua, ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành một số chính sách thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng trọng điểm. Ngành cũng đã tham mưu cho tỉnh tổ chức một số cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh… Những con số trên là tín hiệu tốt để Hà Tĩnh tiếp tục có những chính sách ưu tiên phát triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, đưa ngành du lịch phát triển tương xứng, ngày càng xứng với tầm vóc, tiềm năng, thế mạnh vốn có”.

Trải nghiệm mô hình du lịch homestay tại các làng quê điểm mới thu hút du khách đến với Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đang tập trung phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của địa phương, với mục tiêu sớm đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2020 và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025. Vì vậy, việc  rà soát, điều chỉnh quy hoạch, định vị chiến lược phát triển không gian du lịch biển, du lịch văn hóa - lịch sử, lựa chọn địa chỉ đầu tư xây dựng du lịch trọng điểm, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ nhằm tạo sức hấp dẫn, níu chân du khách và tăng thời gian lưu trú đang được UBND tỉnh tập trung, đôn đốc chỉ đạo thực hiện.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load