Thứ sáu 03/05/2024 11:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Ổn định cuộc sống sau lũ cho nhân dân là yêu cầu cấp thiết

13:59 | 03/11/2023

(Xây dựng) - Thực hiện Công điện số 1034/CĐ-TTg ngày 31/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa, lũ gây ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình có người bị chết; hỗ trợ, động viên gia đình bị thiệt hại; đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách…

Hà Tĩnh: Ổn định cuộc sống sau lũ cho nhân dân là yêu cầu cấp thiết
Việc tập trung khắc phục, sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng lũ được coi là yêu cầu cấp thiết.

Trong 4 ngày (28-31/10/2023), trên địa bàn Hà Tĩnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập lụt trên diện rộng. Mưa, lũ đã làm 3 người chết; nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế... bị hư hỏng, thiệt hại nặng hiện chưa thống kê đầy đủ.

Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, Hà Tĩnh huy động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang và các Sở, ban, ngành để tổ chức ứng cứu, sơ tán, cứu trợ khẩn cấp nhân dân vùng ngập lụt... đến nay, mưa lũ đã giảm, việc tập trung khắc phục các thiệt hại, ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng lũ là yêu cầu cấp thiết.

Theo đó, đối với các địa phương đang bị ngập lụt, tiếp tục bố trí lực lượng canh gác 24/24, kiểm soát người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Nghiêm cấm người dân đánh bắt cá, vớt củi tại các khu vực ngập lụt sâu, không đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để thiệt hại về người do bất cẩn.

Tiếp tục tổ chức rà soát những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ ở khu vực đã xảy ra hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu để chủ động các phương án di dời đến nơi an toàn.

Tổ chức khắc phục cơ sở hạ tầng, những công trình giao thông bức thiết như các đường thôn, xóm, các cầu tạm để giải quyết nhu cầu đi lại cho nhân dân; sửa chữa các trường học, trạm xá, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe và cho học sinh sớm đi học trở lại.

Huy động lực lượng tại chỗ, các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, lực lượng thanh niên tình nguyện hỗ trợ nhân dân vùng lũ sửa chữa nhà bị hỏng; vệ sinh bốc dọn bùn đất trong nhà, trong trường học, trạm y tế, công sở để từng bước trở lại ổn định cuộc sống bình thường.

Phát động phong trào toàn dân tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch đảm bảo sinh hoạt sau lũ, không để nhân dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và kiểm soát không cho dịch bệnh bùng phát.

Tổng hợp, đánh giá những thiệt hại do ảnh hưởng của mưa, lũ theo biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối, các địa phương, đơn vị đề xuất nhu cầu hỗ trợ gửi Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước ngày 6/11/2023 để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Y tế cử cán bộ xuống cơ sở để giúp các địa phương bị ngập lụt có các biện pháp xử lý môi trường, chuẩn bị đủ hóa chất để tiêu độc, khử trùng, xử lý môi trường, có biện pháp bảo đảm nước sạch cho dân ăn, uống, sinh hoạt.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cử cán bộ xuống tận thôn, xóm bị ngập lụt sâu trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân; có kế hoạch, phương án tiếp nhận, cung cấp đầy đủ cơ số thuốc và dụng cụ y tế; không để xảy ra dịch bệnh bùng phát và lây lan tại các vùng bị ngập lụt.

Sở Giao thông vận tải kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hư hỏng các tuyến đường giao thông, cầu, cống trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong thời gian sớm nhất; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các phương tiện trên sông, các bến đò ngang, đò dọc, đặt biển báo những nơi nguy hiểm... để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại công trình thủy lợi, thủy sản, nước sạch nông thôn, nông nghiệp để có các biện pháp chỉ đạo khắc phục kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra, đề phòng dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng, vật nuôi; tổ chức tiêm phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm sau lũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương bị ngập lụt kiểm tra cụ thể tình hình ngập lụt tại các trường học, mức độ thiệt hại về cơ sở vật chất, sách vở, thiết bị đồ dùng học tập. Trường hợp cấp thiết cần có kế hoạch hỗ trợ cho về sách vở, thiết bị đồ dùng học tập cho học sinh vùng bị thiệt hại để học sinh có thể tiếp tục đến trường học tập.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá lại quy trình vận hành, xả lũ của Nhà máy thủy điện Hố Hô (đặc biệt là những tác động tiêu cực do xả lũ trong thời gian qua); tham mưu đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh quy trình vận hành phù hợp, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hạ du của việc xả lũ.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng phối hợp với các địa phương bị thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống cho người dân. Tiếp tục duy trì lực lượng, phương tiện để ứng phó với các đợt thiên tai sắp tới.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ động phối hợp với các địa phương để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Giao Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nguy cơ ánh sáng xanh và an toàn quang sinh học

    (Xây dựng) - Ánh sáng xanh lam xuất hiện tự nhiên như một phần của ánh sáng Mặt Trời và những nguồn sáng nhân tạo. Đã từ lâu, con người dường như mặc nhiên thừa nhận rằng, thế giới sự sống đã “thích nghi” với các loại nguồn sáng này. Tuy nhiên khoảng hai chục năm nay, khi đèn LED trắng, với hàm lượng ánh sáng xanh lam rất lớn được phổ biến trong các loại hình chiếu sáng thì người ta đã có nhiều lo ngại về những tác dụng tiêu cực của ánh sáng xanh, đặc biệt là xanh lam lên con người và động thực vật. Cũng từ đó, các cụm từ “nguy cơ ánh sáng xanh” hay “an toàn quang sinh học” không chỉ mang tính cảnh báo mà đã được luật hóa bằng một Tiêu chuẩn quốc tế mã hiệu IEC/EN 62471: 2006: “Photobiological Safety of Lamps and Lamp Systems”, nghĩa là “An toàn quang sinh học đối với đèn và hệ thống đèn”. Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến vấn đề trên.

  • Nghệ An khắc phục hậu quả do mưa đá và dông lốc ở huyện miền núi

    Theo thống kê ban đầu, hơn 200 ngôi nhà của người dân tại 7 bản trên địa bàn huyện Tương Dương bị hỏng ngói, thủng mái tôn; một số cây cối và nhiều diện tích hoa màu của người dân bị gãy đổ.

  • Chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Khái niệm chiếu sáng xanh thường được hiểu có liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và tác động môi trường. Chủ đề của hội thảo là về chiếu sáng xanh (green lighting) sẽ có nhiều nội dung đề cập đến việc sử dụng nguồn sáng tiết kiệm năng lượng, các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, vấn đề phát thải khí nhà kính của hệ thống chiếu sáng, vấn đề tái sử dụng nguyên vật liệu và các thành phần của thiết bị chiếu sáng như một phần của kinh tế tuần hoàn… Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác cần quan tâm đến đối tượng sử dụng chiếu sáng chính là con người nên cần biết tác động của ánh sáng đối với con người như thế nào để tạo được môi trường ánh sáng tốt nhất cho sức khỏe con người. Ở đây chúng tôi đề cập chủ yếu đến tác động của ánh sáng đối với sức khỏe con người và giải pháp chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng.

  • Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Khi những “quả bom” chực chờ nổ!

    (Xây dựng) - Vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) hôm 1/5, làm 6 người tử vong cùng 5 người bị thương tiếp tục gióng hồi chuông về những quy định lao động, quy trình sản xuất và cả chất lượng thiết bị, công trình xây dựng.

  • Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1

    (Xây dựng) - Gần 42 tỷ đồng là số tiền mà của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dành tặng cán bộ, chiến sỹ, nhân dân tại các đảo, Nhà giàn DKI/17 trong chuyến thăm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc vừa qua.

  • Hải Phòng: Dập tắt kịp thời đám cháy tại Bệnh viện Nhi Đức

    (Xây dựng) – Trưa 1/5, một vụ cháy xảy ra tại Bệnh viện Nhi Đức (đường Trường Chinh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng). Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt kịp thời, không xảy ra thiệt hại về người.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load