Thứ hai 11/12/2023 00:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn

22:04 | 24/09/2023

(Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tạo được nhiều dấu ấn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại một địa phương.

Tập trung xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Hương Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thông chính trị và toàn thể nhân dân. Công tác tuyên truyền luôn được cấp ủy, chính từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và mang lại hiệu quả thiết thực. Với phương châm nắm từng tiêu chí, chắc từng bước đi, phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành chương trình hành động lan tỏa tới mỗi người, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm tại nơi đây.

Trong 9 tháng năm 2023, Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã tổ chức 167 cuộc tuyên truyền với 20.880 lượt người tham gia tại các xã; tổ chức 17 lớp tập huấn với 958 lượt người tham gia; 5 xã tổ chức 11 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm với 165 lượt người tham gia. Cùng với đó, là những cuộc làm việc với cán bộ cốt cán của xã và đối thoại với người dân để chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khó khăn, tồn động mà bà con đang có nhiều ý kiến, nhằm tạo sự đồng thuận và tăng cường niềm tin, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tiếp đó, toàn huyện có 10 xã, thị trấn thành lập mới 31 mô hình (5 vừa, 26 nhỏ); thành lập mới 2 tổ hợp tác, 2 hợp tác xã, 33 doanh nghiệp (giải thể 6 doanh nghiệp), đến nay, toàn huyện có 94 hợp tác xã, 338 tổ hợp tác, 643 doanh nghiệp.

Cùng với đó, đã khảo sát, lựa chọn, đăng ký 29 thôn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 58 vườn xây dựng vườn mẫu để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện; các xã đã triển khai rà soát lấy thông tin tại các vườn hộ, khu dân cư để xây dựng phương án dự toán khu dân cư mẫu, vườn mẫu; có 3 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong lĩnh vực giao thông: Tiến hành cứng hóa 40,9km trục đường các loại (trong đó 26,4km theo cơ chế hỗ trợ xi măng, 14,6km theo chương trình dự án); đắp bù lề các tuyến đường 37,37km; mở rộng nền đường 13,6km; vệ sinh đường 186,3km; đào rãnh đất 28,37km; Cứng hóa 10,76km rãnh thoát nước.

Hà Tĩnh: Những điểm nhấn nổi bật trong xây dựng nông thôn mới huyện Hương Sơn
Dưới sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đường làng ngõ xóm dần cứng hóa.

Thay thế hệ thống đường dây điện sau công tơ 16,67km, làm mới 40,53km đường điện thắp sáng làng quê, thay thế 21 trạm biến thế, 64 cột điện cao thế; xây mới 363 nhà ở đạt chuẩn, xóa 1 nhà tạm bợ; khởi công xây mới, nâng cấp 55 phòng học và 8 phòng chức năng, làm mái che, sân trường, hàng rào... làm mới 30 khu vui chơi giải trí cho người già và trẻ em; mở rộng nâng cấp 7 khu thể thao xã; xây mới 1 nhà văn hóa thôn, nâng cấp 31 nhà văn hóa thôn.

Trong lĩnh vực môi trường: Di dời 294 chuồng trại chăn nuôi, 47 công trình phụ không đảm bảo cảnh quan; xây 599 hố đựng và xử lý phân chăn nuôi; lắp đặt 1.086 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình; phá bỏ 582 nhà vệ sinh một ngăn, 2 ngăn, xây mới 701 nhà vệ sinh tự hoại.

Tăng cường công tác quy hoạch và lập quy hoạch

Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp đơn vị tư vấn hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phố Châu (đã hoàn thiện chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định và trình lại Sở Xây dựng, tuy nhiên đang chờ phương án sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính); Quy hoạch chung đô thị Nầm (đang xem xét phương án quy hoạch gắn với Đề án sáp nhập đơn vị hành chính); chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm, điểm dân cư xã An Hòa Thịnh (1/500) (đến nay đã hoàn thành thẩm định tại Sở Xây dựng và đang trình UBND tỉnh phê duyệt).

Chỉ đạo các địa phương tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng giai đoạn 2021 - 2030 (đến nay các xã đều đã được phê duyệt đề cương nhiệm vụ, có 08 xã đã hoàn thành phê duyệt, các xã còn lại đang triển khai thực hiện; chỉ đạo hướng dẫn lập, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết các công trình dự án và quy hoạch điểm dân cư xen kẹt trên địa bàn.

Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được quan tâm, chú trọng thực hiện: Đã cấp 80 giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án trên địa bàn huyện; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình theo quy định.

Nhờ đó, nền kinh tế huyện Hương Sơn có những chuyển biến tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 130,376 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 1.146 tỷ đồng, đạt 53,3% kế hoạch, tăng 52,8% so với cùng kỳ. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã bố trí 271,764 tỷ đồng; số vốn đã giải ngân 195,547 tỷ đồng, đạt 71,95% kế hoạch; có 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư 1 dự án Khu dân cư tại thôn Sinh Cờ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, với tổng mức đầu tư (dự kiến) 85,768 tỷ đồng).

Ông Trần Bình Thân - Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: “Xác định xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc chủ động, tích cực của người dân. Phát huy những kết quả đã và đang đạt được, căn cứ vào nhiệm vụ tình hình mới trong 3 tháng cuối năm, chúng tôi tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực, dưới sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, đơn vị tài trợ, đỡ đầu con em xa quê, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa, xã hội, sớm hoàn thành đề án huyện nông thôn mới nâng cao”.

Phương Dung - Lê Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Huyện Đại Lộc xin tỉnh hỗ trợ hơn 20 tỷ để xây dựng, sửa chữa 18 công trình

    (Xây dựng) – UBND huyện Đại Lộc đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ kinh phí khoảng 20,3 tỷ đồng để xây dựng, sữa chữa 18 công trình với lý do ngân sách gặp khó sau dịch Covid-19 và tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới.

  • Hậu Giang: Xã nông thôn mới xây dựng sản phẩm OCOP để phát triển du lịch

    (Xây dựng) – Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hậu Giang cho biết hiện nay các xã nông thôn mới tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 215 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao, trong đó, 33 sản phẩm 4 sao. Các xã nông thôn mới sử dụng sản phẩm OCOP để giới thiệu du khách, khai thác du lịch nhằm thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông mới giai đoạn 2021-2025.

  • Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Văn bản số 6910/UBND-NL5 về việc tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).

  • Bảo Thắng (Lào Cai): Công bố xã Sơn Hải đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Lễ công bố xã Sơn Hải đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đây cũng là địa phương đầu tiên của huyện Bảo Thắng và tỉnh Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 – 2025.

  • Cần Thơ: 36/36 xã nông thôn mới đạt tiêu chí nhà ở dân cư

    (Xây dựng) – Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Cần Thơ cho biết, toàn thành phố Cần Thơ có 36/36 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, 26/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 72%. Kế hoạch năm 2023, củng cố, nâng chất 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, nâng chất 02 xã đã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu và xây dựng thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…

  • Phong Điền (Cần Thơ): Diện mạo nông thôn khởi sắc bắt đầu từ công cuộc xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) với diện tích tự nhiên 12.525ha, chia theo đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 06 xã với 75 ấp. Dân số toàn huyện là 97.478 người, trong đó khu vực nông thôn 68.235 người. Huyện có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Sau hơn 10 năm quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, huyện có 06/06 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 100%.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load