Thứ hai 16/09/2024 12:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Hà Nội: Xây dựng hệ thống giao thông an toàn và thân thiện với môi trường

08:15 | 19/09/2022

(Xây dựng) – Hạn chế phương tiện cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

ha noi xay dung he thong giao thong an toan va than thien voi moi truong
Xe cá nhân gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông (Ảnh minh họa: TTXVN).

Huy động mọi nguồn lực bảo đảm an toàn giao thông

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ “Về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo đó, kế hoạch nhằm huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tiến tới xây dựng Thủ đô có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện với môi trường…

UBND Thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu phấn đấu hằng năm giảm từ 5%-10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020.

Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

Hằng năm xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông.

Giải pháp giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường

Để triển khai kế hoạch, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Một trong số đó là đầu tư kết nối, khép kín các tuyến đường vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3.5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn giao thông… để tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.

Cùng với đó, cần đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải; ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông nhằm tối ưu hóa khả năng thông hành của phương tiện; trong đó tập trung phát triển giao thông thông minh trong thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Cầu Vĩnh Phú đảm bảo an toàn, lưu thông bình thường

    (Xây dựng) - Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố kết quả giám định cầu Vĩnh Phú đảm bảo an toàn khai thác, các phương tiện giao thông có thể lưu thông bình thường.

  • Bộ Xây dựng đề xuất khắc phục sự cố cầu Phong Châu

    (Xây dựng) - Công trình cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hai nhịp dàn thép vào ngày 9/9. Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, Bộ Xây dựng vừa gửi Văn bản số 5273 ngày 13/9, đề xuất khắc phục sự cố cầu Phong Châu.

  • Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông quan trọng.

  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

  • Hợp long cầu sông Hồng nối Thái Bình – Nam Định

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và nhà thầu thi công tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình vừa tổ chức hợp long cầu sông Hồng nối hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Giao Thủy (Nam Định).

  • Trà Vinh: Đường ven biển miền Tây sẽ mở không gian phát triển mới

    (Xây dựng) - Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt đề xuất Dự án xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành sẽ hình thành một mạng lưới giao thông đồng bộ, mở ra không gian phát triển trong tương lai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load