Thứ tư 08/05/2024 04:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời

16:09 | 08/07/2021

(Xây dựng) – Ngày 8/7, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2149/UBND-KGVX về việc Điều chỉnh một số biện pháp phòng chống để chủ động phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

ha noi tam dung cac hoat dong the duc the thao ngoai troi
Ảnh minh họa.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ, số lượng người từ các tỉnh, thành phố về Thủ đô rất lớn, tiềm ẩn cùng mầm bệnh và nguy cơ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố, để tiếp tục chủ động kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện ngay một số nội dung sau:

Yêu cầu người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo yêu chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Căn cứ tình hình dịch bệnh và đánh giá nguy cơ của cơ quan y tế, UBND Thành phố quyết định: Từ 18h00 ngày 08/7/2021 tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời đến khi có thông báo mới của UBND Thành phố.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh của các tỉnh/thành phố trên cả nước, chủ động xây dựng, triển khai các biện pháp phòng chống dịch thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý và triển khai, chấp hành nghiêm Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Bố trí lập các chốt trực cố định và lưu động tại các khu vực có nguy cơ cao: Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu chung cư, cơ sở khám chữa bệnh, trường, chợ, trung tâm thương mại, công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng...; phân công lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm.

Các đơn vị duy trì chế độ thường trực 24/24/7 để sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp truy vết khoanh vùng xử lý kịp thời khi phát sinh các ca bệnh hoặc các trường hợp liên quan.

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí của Thành phố thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, tuyên truyền đến các cấp cơ sở, xã, phường, tổ dân phố, khu dân cư, Tổ Covid cộng đồng.

Cụm cảng hàng không miền Bắc, Ga Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Thành phố thường xuyên cập nhật, yêu cầu hành khách trên toàn bộ các tuyến vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ từ các địa phương khác trở về Thành phố (kể cả các vùng chưa có dịch) thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thành phố: Thông điệp 5K, khai báo y tế online qua ứng dụng Ncovi, trang web www.tokhaiyte.vn, khai báo y tế bằng mã QR Code tại các địa điểm đi qua, tự theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác,... cần thông tin ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời.

Toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp của Thành phố phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, luôn luôn chủ động trong mọi tình huống. Đây là thời điểm quan trọng, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; huy động toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp vào cuộc, đảm bảo kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn Thành phố.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án đường dây 500kV mạch 3: Chú trọng an toàn lao động và vệ sinh môi trường

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) nhấn mạnh: Cùng với tiến độ, chất lượng, công tác an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường cần phải được đặt lên hàng đầu.

  • Bài 1: Thiếu nước ở vùng sông nước

    (Xây dựng) - Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.

  • Thẩm quyền duyệt thiết kế và dự toán dự án không có cấu phần xây dựng

    (Xây dựng) - Địa phương của ông Nguyễn Hữu Hòa (Tây Ninh) đang triển khai thủ tục đầu tư dự án đầu tư trang thiết bị cho 6 Trung tâm y tế tuyến huyện và 42 Trạm y tế tuyến xã từ nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y tế do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

  • Vĩnh Phúc: Tự hào những người con góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản hùng ca bất diệt, hào hùng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đã 70 năm trôi qua, song, những năm tháng gian khổ, hào hùng vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người lính, dân công hỏa tuyến Điện Biên năm xưa... Những ký ức đó trở thành niềm tự hào, bài học quý giá về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc cho thế hệ sau.

  • Bắc Ninh: Tập trung giải quyết giải phóng mặt bằng tại dự án Vành đai 4

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang vào chiều 6/5 khi đi thị sát, kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.

  • Nguyên tắc thương thảo hợp đồng đấu thầu

    (Xây dựng) - Năm 2023, đơn vị bà La Thụy Ngọc Huyền (Hậu Giang) tổ chức đấu thầu qua mạng, hình thức chào hàng cạnh tranh mua sắm tài sản trang thiết bị, dự toán khoảng 620 triệu đồng. Chỉ có một đơn vị dự thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load