Thứ bảy 02/11/2024 23:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

15:03 | 21/01/2023

(Xây dựng) - Là đô thị giữ vị trí, trọng trách đặc biệt của cả nước, Hà Nội có trách nhiệm lớn trong thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế khu vực đô thị. Nghị quyết số 15-NQ/TW (ngày 05/5/2022) của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra cho Hà Nội nhiều chỉ tiêu cao về tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được những mục tiêu này, các quận, huyện của Hà Nội đã và đang thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp, kỳ vọng tạo ra bước phát triển đột phá, theo hướng đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.

Hà Nội: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

Phát triển kinh tế đêm - bước đột phá của quận Hoàn Kiếm

Năm 2022 là một năm đầy biến động, tuy nhiên, với sự đổi mới trong công tác quản lý, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, quận Hoàn Kiếm vẫn “khởi sắc” về kinh tế - xã hội. Có thể nói, phát triển kinh tế đêm là bước đột phá, “điểm sáng” của quận Hoàn Kiếm trong năm qua. Ông Nguyễn Anh Quân - Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ: Quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện tốt 16 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu so với chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao: hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kế hoạch và vượt dự toán thu ngân sách thành phố giao toàn diện trên các sắc thuế. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch HĐND quận giao: Hoàn thành 16/16 chỉ tiêu kế hoạch toán thu ngân sách quận giao, trong đó 3 chỉ tiêu vượt.

Là quận trung tâm, gắn liền với lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Hoàn Kiếm hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng. Hoàn Kiếm có 190 di tích, trong đó nhiều di tích có giá trị, tiêu biểu của Thủ đô và đất nước như Di tích danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm; đền Ngọc Sơn; khu phố cổ Hà Nội với các sản phẩm vật thể và phi vật thể như đền Bạch Mã, chùa Quán sứ, Nhà cổ 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào…; Khu phố cổ với nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo lớn có giá trị cao trước năm 1954 như Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Nhà thờ lớn…

Năm 2023 là năm bản lề quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Do vậy, UBND quận xác định mục tiêu của năm 2023 là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và của quận là “Kỷ cương - An toàn - Phát triển”. Tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế; triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, đảm bảo số thú vượt kế hoạch được giao. Nhất là nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường; thực hiện tốt việc cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng đô thị, công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị lịch sử, văn hóa khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, khu phố cổ, khu phố cũ; tập trung chỉ đạo triển khai các dự án trọng điểm; tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, không để phát sinh các vụ vi phạm trật tự xây dựng. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chi tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Quận Nam Từ Liêm: Phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế đô thị

Từ một huyện ngoại thành Hà Nội, quận Nam Từ Liêm đã chuyển đổi mạnh mẽ thành đô thị, hướng tới tiêu chí đồng bộ, hiện đại. Quy hoạch xây dựng được kiểm soát chặt chẽ theo các quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND Thành phố phê duyệt; 100% các công trình cấp giấy phép xây dựng được kiểm tra sau phép; các công trình vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng không phép, sai phép cơ bản được xử lý triệt để. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng đồng bộ về số lượng và chất lượng, đã đưa vào sử dụng, ổn định nhu cầu dân sinh trên địa bàn 10 phường.

Được sự thống nhất của HĐND quận, UBND quận Nam Từ Liêm đã báo cáo Thành phố chấp thuận về cơ chế vốn để đầu tư xây dựng 2 tuyến đường giao thông lớn trên địa bàn, trong đó sử dụng ngân sách quận từ 30 - 50% thương mại điện tử để thực hiện dự án. Trong năm 2022, với sự quyết tâm cao độ, chỉ đạo sát sao của Quận ủy, HĐND - UBND quận Nam Từ Liêm, công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư của 2 dự án trên được chú trọng và đã kết quả cụ thể. Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông) đã được UBND Thành phố quyết định đầu tư, hiện đang triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến khởi công vào cuối năm 2022. Dự án Đầu tư, nâng cấp mở rộng đường 70 (đoạn từ Trịnh Văn Bô đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm) đã được HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp chuyên đề tháng 9/2022, hiện nay đang triển khai các thủ tục chuẩn bị dự án, phấn đấu trình UBND Thành phố quyết định đầu tư vào năm 2023.

Bên cạnh đó, quận Nam Từ Liêm thường xuyên chỉ đạo UBND các phường, Công an quận, Đội Thanh tra Giao thông vận tải công tác đảm bảo an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, quy định của thành phố, UBND quận trong quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố và các chế tài xử lý vi phạm. Tổ chức ký cam kết, yêu cầu các hộ kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện đúng theo quy định, tuyên truyền, kiểm tra về việc chấp hành quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn giao thông trong lĩnh vực vận tải hành khách.

Xây dựng kế hoạch duy tu vỉa hè, chỉnh trang tuyến phố trên địa bàn toàn quận. UBND quận đang nghiên cứu phát triển quy hoạch Quảng trường Văn hóa Thanh niên Mỹ Đình thành khu vực trung tâm quận gắn với các mô hình kinh tế, phát triển về dịch vụ, du lịch, văn hóa thể dục thể thao.

Quận Cầu Giấy: Chủ động tạo đột phá trong phát triển đô thị

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, HĐND quận, sự cố gắng của DN và toàn thể Nhân dân, mặc dù do tác động của dịch Covid-19 nhưng tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của quận Cầu Giấy đã đạt được kết quả tích cực: Giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 190.228 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021; thu ngân sách quận ước đạt 103,5% dự toán Thành phố giao; chi ngân sách ước đạt 1.387.932 tỷ đồng, đạt 102,6% so với dự toán Thành phố giao.

Hà Nội: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

UBND quận đang triển khai thực hiện 49 dự án, bao gồm 13 dự án thành phố giao; 36 dự án quận, trong đó 3 dự án sử dụng vốn mục tiêu thành phố và 33 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách quận. Quận đã chủ động triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ đề ra, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm như: Cải tạo Trường Tiểu học Nghĩa Đô, cải tạo Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu… Tập trung GPMB các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố và 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách quận.

Bên cạnh đó, quận đã triển khai nghiêm túc Chương trình số 03-CT/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” và Chỉ thị 14-CT/TU ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Đã xử lý 7.806 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường với số tiền hơn 7,5 tỷ đồng. Cấp 581 giấy phép xây dựng, với tổng diện tích sàn xây dựng 176.502,65 m2. Đã kiểm tra, lập hồ sơ xử lý 44 công trình xây dựng vi phạm, với tổng số tiền 1,46 tỷ đồng, ban hành 24 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 20220 - 2025, UBND quận Cầu Giấy phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và hoàn thành mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố giao. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ với một số công trình hiện đại kết nối hạ tầng giao thông chung của thành phố và các quận lân cận. Tập trung đầu tư các công trình giáo dục, văn hóa, hạ tầng giao thông, khu dân cư (cải tạo, mở rộng các trường THCS Lê Quý Đôn, tiểu học Mai Dịch, mầm non Nghĩa Đô, trường mầm non, THCS tại ô đất A11 Yên Hòa…; Tu bổ, tôn tạo một số di tích: Đình Hậu, Đình Ngoài Hòa Mục, Đền Quan Đôi…; Xây dựng, cải tạo các nhà họp, sân chơi tổ dân phố; Nâng cấp, cải tạo đường, hệ thống thoát nước các khu dân cư…).

Huyện Thanh Oai: Điểm sáng nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội

Với sự nỗ lực của cả bộ máy chính trị, cùng tinh thần quyết liệt ngay từ những ngày đầu, năm 2022, UBND huyện Thanh Oai đã bám sát và chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và TP Hà Nội. Phấn đấu không ngừng với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba” nhằm tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân.

Hà Nội: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

Tổng giá trị sản xuất đạt 103,1% kế hoạch, tăng 13,74% so với năm 2021, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 99,62% kế hoạch, tăng 1,64% so với năm 2021; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 104,48% kế hoạch, tăng 14,85% so với năm 2021; Giá trị ngành thương mại, dịch vụ đạt 101,67% kế hoạch, tăng 14,88% so với năm 2021.

Về công tác phát triển đô thị, GPMB, UBND huyện đã triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB 36 dự án, với 4.500 hộ gia đình, cá nhân tổ chức với số diện tích thu hồi trên 260 ha. Hoàn thành và vượt 14/16 chỉ tiêu pháp lệnh do Thành phố giao (2 chỉ tiêu về Trường chuẩn quốc gia và xã NTM nâng cao Thành phố chưa đánh giá). Hoàn thành 19/22 chỉ tiêu do nghị quyết HĐND huyện giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt, 67,8 triệu đồng, tăng 7,81 triệu đồng/người/năm so với năm 2021. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu dự kiến các xã sẽ hoàn thành theo kế hoạch.

Chia sẻ về một số kết quả nổi bật của huyện Thanh Oai trong năm 2022, ông Bùi Văn Sáng - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong năm vừa qua, huyện Thanh Oai đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đạt và vượt 22% so với chỉ tiêu. Nguồn thu ngân sách của huyện phát triển rất tốt, đạt trên 1.000 tỷ đồng, thu nhập tối thiểu của người dân là 67,8triệu/năm. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đặc biệt việc GPMB các dự án trên toàn huyện được các cấp ngành thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao. Trong thời gian qua, chúng tôi đã triển khai thành công công tác GPMB dự án Vành đai 4 đi qua 6 xã của huyện Thanh Oai. Đối với các dự án xây dựng đô thị khung, đến nay đường 21B cơ bản đã hoàn thành, đặc biệt là đường trục kinh tế của huyện đang gấp rút hoàn thành đưa vào triển khai hạ tầng khung. Trong thời gian tới, huyện Thanh Oai tiếp tục triển khai GPMB, tái định cư cho dự án Vành đai 4 theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố. Dự kiến đến tháng 6/2023 sẽ hoàn thành giải phóng 80% mặt bằng cho dự án. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng khung trên toàn huyện.

Huyện Hoài Đức - kinh tế tăng trưởng khá

Thực hiện Chương trình công tác trọng tâm năm 2022, UBND huyện Hoài Đức đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội: Phát triển đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế

Năm 2022 là một năm với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, kinh tế của địa phương tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 11,2% so với năm 2021). Duy trì ổn định các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục được quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt.

Đối với công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, văn minh đô thị, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư công theo kế hoạch, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Thành phố và của huyện như: Đường vành đai 3.5, các tuyến đường giao thông trọng điểm, các dự án giao thông, đất dịch vụ, đất đấu giá, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đô thị, nhà ở, thương mại và các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Việc triển khai Đề án đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoài Đức định hướng các nhiệm vụ, dự án đầu tư phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các phòng ban, ngành huyện, xã, thị trấn đã chủ động xây dựng nghị quyết, kế hoạch, tích cực rà soát và triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng xã đạt tiêu chí phường. Qua đó, huyện Hoài Đức đã đạt được các kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Đề án: Tiêu chí thành lập quận đã đạt 24/31 tiêu chí; có 15/20 xã, thị trấn đáp ứng mức tối thiểu của tiêu chí thành lập phường về cơ sở hạ tầng; hoàn thành thêm khoảng 31 km đường giao thông mới; diện tích cây xanh tăng từ (1,02 m2/người lên 5,83 m2/người, tương ứng tăng khoảng 120 ha)... Đối với các tiêu chí chưa đạt, huyện Hoài Đức đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện; các dự án xây dựng hệ thống hạ tầng chỉ tiêu thành lập quận đã được đề xuất hoàn thiện, có lộ trình thực hiện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.

Nhóm phóng viên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load