Thứ sáu 26/04/2024 12:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Nhiều cửa hàng thất thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19

15:52 | 14/03/2022

(Xây dựng) – Trong thời điểm hiện nay, nhiều cửa hàng đặc biệt là hàng quán ăn uống trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị thất thu, không đủ nguồn tiền để trụ vững.

ha noi nhieu cua hang that thu do anh huong cua dich covid 19
Nhiều hàng quán vắng khách ăn tại chỗ, chủ yếu phát triển việc bán mang về và bán qua ứng dụng đặt hàng.

Thiếu khách, thiếu cả nhân lực làm việc

Theo số liệu của Bộ Y tế, Hà Nội hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm Covid-19 với hàng chục nghìn ca mỗi ngày. Số lượng ca F0 tăng nhanh và liên tục lập đỉnh trong thời gian qua đã phần nào làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhiều hàng quán ăn uống ở trung tâm thành phố và các quận huyện trên địa bàn đang ở trong trạng thái đìu hiu, ảm đạm và vắng khách. Nhiều cửa hàng đóng cửa nghỉ dịch nhiều ngày và chưa thông báo ngày mở cửa trở lại.

Mặc dù mới mở cửa đón khách tới ăn cách đây không lâu, quán ăn của anh Nguyễn Văn Huy (quận Hoàn Kiếm) rất ít khách tới ăn trực tiếp tại quán. Số lượng nhân viên làm việc cũng chỉ lác đác 1-2 người còn làm việc. Theo chủ quán, tình trạng ế ẩm khách như vậy đã kéo dài gần 2 tuần nay, ngay sau khi Hà Nội xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19.

“Chúng tôi ngày nào cũng mở cửa và chuẩn bị đồ ăn đầy đủ mỗi ngày nhưng khách hàng không còn đến quán chúng tôi nhiều như ngày trước. Tôi nghĩ rằng họ e ngại việc tới ăn tại quán khi thấy càng có nhiều người mắc Covid-19. Hiện quán vẫn duy trì bán mang về và bán trên các ứng dụng đặt hàng online nhưng doanh thu vẫn giảm rất nhiều so với trước đây. Mặc dù vậy tôi cũng không dám đóng cửa vì nếu nghỉ thì không có tiền mang chi trả. Hiện giờ chỉ còn cố gắng phát triển dịch vụ bán hàng online để mở rộng thêm nguồn khách”, anh Huy cho biết.

So với các quán ăn, những quán đồ uống, quán cà phê có phần đông khách hơn. Theo quan sát của phóng viên, khách hàng liên tục ra vào và uống nước trực tiếp tại quán, khách tới đông hơn vào buổi tối và những ngày cuối tuần.

ha noi nhieu cua hang that thu do anh huong cua dich covid 19
Nhiều quán cà phê thường xuyên đông khách vào dịp cuối tuần.

Chị Nguyễn Hồng Nhung, chủ quán cà phê 2 tầng tại quận Hai Bà Trưng cho biết, mặc dù số lượng khách đông nhưng quán lại đang thiếu nhân lực làm việc trầm trọng.

“Nhân viên của tôi giờ nhiều nhất chỉ có 2 người làm việc, còn lại đều xin nghỉ vì nhiễm Covid-19. Từ ngày nhân viên nghỉ, tôi đã phải đứng quầy, phục vụ khách, dọn dẹp tiệm từ sáng tới tối muộn. Cũng vì không có đủ nhân lực, khách lại đông nên nhiều lúc quán bị quá tải, nhiều lần phải dừng nhận khách vì nhân viên làm đồ không kịp”, chị Nhung nói.

Không chỉ quán của chị Nhung mà hiện nay, hàng loạt các quán ăn, quán đồ uống đang bị thiếu nhân viên hoặc không có nhân viên làm việc vì tất cả đã nhiễm Covid-19. Hiện tại, các quán đều chủ động bán mang về hoặc ưu đãi cho khách đặt qua ứng dụng đặt hàng, tăng cường marketing để tiếp cận nhiều khách hơn, đầu tư mở rộng danh mục hàng để thu hút thêm khách… Tuy vậy, thiếu nhân lực, thiếu khách hàng vẫn khiến hàng quán trên địa bàn Thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thời gian bán hàng còn bị hạn chế

Theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội, các hộ kinh doanh chỉ được mở cửa bán hàng đến 21 giờ mỗi ngày. Chính vì giới hạn về giờ bán hàng mà nhiều hàng quán khó có thể duy trì doanh thu, đặc biệt là hàng quán mở bán đêm.

Mở cửa sớm hơn giờ mở cửa hàng ngày 1-2 tiếng, quán ăn buổi tối của chị Hoàng Minh Thu tại quận Long Biên đang cố gắng đón thêm nhiều khách hàng để cải thiện doanh thu. Chị Thu cho biết, mặc dù vậy mấy ngày nay doanh thu quán ăn vẫn chưa thực sự ổn định, thấp hơn nhiều so với ngày trước.

“Trước kia được mở cửa tới đêm thì doanh thu còn cao, nhưng giờ 21 giờ tối đã phải đóng cửa thì doanh thu sụt giảm. Quán của tôi duy trì đa phần vì nguồn khách ăn đêm muộn, bây giờ đóng cửa sớm nhiều khách muốn ăn nhưng chúng tôi lại không thể bán cho khách. Để đóng cửa lúc 21 giờ thì đến 20 giờ 30 quán đã phải dừng nhận khách rồi, mà điều này thực sự ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng”, chị Thu nói.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, các hàng quán tại khu phố cổ Hà Nội vốn có nguồn thu nhập chính vào buổi đêm đang bị thất thu trầm trọng. Được biết, khu phố cổ là điểm rất thu hút khách Thủ đô và khách du lịch, đặc biệt là các hoạt động nhộn nhịp về ban đêm.

Tuy nhiên, theo quan sát, các hàng quán đều ảm đạm, nhiều chủ kinh doanh đang tính đến việc đóng cửa trở lại. Anh Nguyễn Xuân Mạnh, chủ quán bia trên phố Tạ Hiện cho biết, quán của anh chủ yếu đông khách sau 20 giờ tối, bây giờ phải đóng cửa vào 21 giờ nên rất khó để duy trì.

“Nếu đóng cửa sớm như vậy thực sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buôn bán. Do đó, những người làm kinh doanh như tôi thực sự mong muốn chính quyền thành phố có thể thay đổi giờ đóng cửa hoặc bỏ quy định đóng trước 21 giờ. Đã đến lúc Hà Nội nên cho phép các hàng quán và những người kinh doanh mở cửa buôn bán bình thường như ngày trước”, anh Mạnh chia sẻ.

ha noi nhieu cua hang that thu do anh huong cua dich covid 19
Hàng quán tại phố cổ khó duy trì vì quy định đóng cửa trước 21 giờ tối (Ảnh: Lê Phú).

Theo các chuyên gia, việc yêu cầu hàng quán đóng cửa trước 21 giờ tối hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình diễn biến dịch tại Hà Nội. Khi biến chủng Omicron lây lan rộng thì việc đóng cửa trước hay sau 21 giờ đều không còn giá trị. Việc quy định đóng cửa có điều kiện như vậy cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cả chính người lao động. Người dân cần phải kinh doanh để ổn định, cần thời gian để phục hồi sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch. Nếu như tiếp tục hạn chế có thể làm giảm sự hồi phục của hoạt động kinh doanh cũng như nền kinh tế chung, đồng thời làm cản trở việc thu hút khách quốc tế trong bối cảnh nước ta đang dần khôi phục hoạt động du lịch.

Do đó, các chuyên gia kiến nghị, thành phố cần nghiên cứu và thay đổi lại quy định sao cho phù hợp với tình hình chống dịch thực tế, vừa phòng dịch có hiệu quả vừa giúp cho người dân nhanh chóng cải thiện hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Chủ động phòng, chống cháy rừng trong cao điểm nắng nóng

    (Xây dựng) - Vào mùa hè, thời tiết tại Hà Tĩnh rất khắc nghiệt, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài kèm theo gió phơn Tây Nam, nhiệt độ trung bình có thể lên tới 38 - 40 độ C, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCC) đã được các đơn vị, địa phương triển khai bài bản.

    08:04 | 26/04/2024
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

    20:38 | 25/04/2024
  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

    20:34 | 25/04/2024
  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

    20:20 | 25/04/2024
  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

    20:06 | 25/04/2024
  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    19:51 | 25/04/2024
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

    19:45 | 25/04/2024
  • Thái Bình: Kiểm tra sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân

    (Xây dưng) - Cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đang tiến hành lập Đoàn kiểm tra về sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân (Công ty Toan Vân) ra môi trường làm hơn 8 mẫu ruộng của 10 hộ dân trong xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình bị cháy lá và một số hoa màu của người dân bị ảnh hưởng.

    18:03 | 25/04/2024
  • Quảng Trị: Sở Xây dựng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực hoạt động

    (Xây dựng) - Được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương, trong những tháng đầu năm 2024 Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực hoạt động.

    17:59 | 25/04/2024
  • Quảng Nam: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hồ chứa nước được đầu tư tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) tổ chức rà soát, đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm hiện nay của nhà thầu thi công để xem xét về khả năng tiếp tục thi công dự án hồ chứa nước Lộc Đại.

    15:56 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load