Thứ bảy 04/05/2024 06:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội - Hòa Bình cần “ngồi” lại với nhau giải quyết vấn đề hồ Đầm Bài

22:26 | 30/03/2020

(Xây dựng) – Nếu xem việc UBND tỉnh Hòa Bình muốn lấy lại hồ Đầm Bài, một hạng mục quan trọng của Dự án nước sông Đà là không thỏa đáng, thì với những bất cập xảy ra kể từ khi đi vào vận hành nhà máy nước sông Đà, cần thiết phải rà soát kỹ lưỡng sự hợp lý và phù hợp của toàn bộ các hạng mục dự án.

ha noi hoa binh can ngoi lai voi nhau giai quyet van de ho dam bai
Hồ Đầm Bài được coi là một hạng mục quan trọng của Dự án cấp nước sông Đà.

Ghi nhận những đóng góp

Có thể nói, Dự án nước sông Đà đi vào hoạt động đã giải quyết nhu cầu cấp nước sạch cho người dân vùng Thủ đô Hà Nội tại thời điểm đầu những năm 2000 như: Sơn Tây, Láng - Hòa Lạc, Xuân Mai, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn, người dân dọc theo trục đường Láng – Hòa Lạc, đô thị phía Tây Nam Hà Nội từ vành đai 3 đến vành đai 4 và khu vực nông thôn liền kề.

Việc xây dựng nhà máy vào thời điểm đầu những năm 2000 được sự đồng thuận của các Bộ, ngành và UBND địa phương được hưởng lợi.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, các hạng mục của Dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là các công trình đầu mối nhà máy xử lý nước sạch sông Đà với hệ thống họng thu, kênh, mương dẫn nước thô, hồ Đầm Bài chứa nước, các trạm bơm, các bể xử lý nước sạch tại xã Phú Minh và xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn), một phần đường ống dẫn nước từ công trình đầu mối đi qua xã Yên Quang (huyện Kỳ Sơn).

Các hạng mục của Dự án trên địa bàn Hà Nội gồm các hệ thống đường ống dẫn nước sạch bắt đầu từ điểm tiếp giáp tỉnh Hòa Bình và các hạng mục, công trình liên quan để phục vụ cấp nước cho các hộ tiêu dùng.

Công trình hồ Đầm Bài được xây dựng từ năm 1994, trước đây phục vụ tưới tiêu cho 500ha lúa và hoa màu của 03 xã Phú Minh, Hợp Thịnh và Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn). Từ năm 2005, hồ được bổ sung thêm nhiệm vụ làm bể sơ lắng cho Dự án cấp nước sông Đà. Hồ có diện tích lòng hơn 69ha, diện tích lưu vực 16,6km2, chiều dài đỉnh đập 270m, dung tích hồ chứa khoảng 4,88 triệu m3.

Cũng theo UBND tỉnh Hòa Bình, hồ sơ về môi trường và Giấy phép khai thác sử dụng nước của Dự án là đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể thấy, tại thời điểm khảo sát, đầu tư xây dựng Nhà máy nước sông Đà, việc sử dụng hồ Đầm Bài là một hạng mục không thể thiếu của Dự án cấp nước sông Đà.

Cần có sự phối hợp giữa các địa phương

Tuy nhiên, với những sự cố về đường ống xảy ra liên tục, được dự báo là sẽ xảy ra thường xuyên và gần đây nhất là việc nguồn nước bị đổ trộm dầu thải vào đầu tháng 10/2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã có báo cáo kết quả kiểm tra, trong đó kiến nghị xây dựng kênh dẫn nước kính dẫn nước từ sông Đà về nhà máy mà không sử dụng hồ Đầm Bài là hồ chứa nước trung chuyển, sơ lắng và dự trữ nước thô. Lý do, có nhiều suối nhỏ dẫn vào hồ nên việc bảo vệ vùng hồ và kiểm soát chất lượng các nguồn nước đổ về hồ là rất khó khăn.

Đầu tháng 2/2020, UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ việc không sử dụng hồ Đầm Bài làm bể lắng cho Dự án nước sông Đà, là giải pháp an toàn lâu dài để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Đà, giúp tỉnh Hòa Bình có thể khai thác các quỹ đất xung quanh khu vực hồ Đầm Bài mà không làm ảnh hưởng đến an toàn cấp nước của Nhà máy nước sông Đà.

Theo một chuyên gia trong ngành Xây dựng, có rất nhiều phương án tốt hơn phương án lấy nước từ hồ Đầm Bài vì nước chảy từ các khe suối về rất khó bảo đảm giữ được nguồn nước sạch. Việc đặt trạm xử lý nước ngay từ đầu nguồn cũng là phương án khó hiểu vì nước phải vận chuyển từ rất xa về…

Còn theo ông Nguyễn Hồng Tiến – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội cấp thoát nước Việt Nam, trong quy hoạch vùng Thủ đô, Nhà máy nước sông Đà không chỉ có công suất 300.000 m3/ngày đêm như hiện nay mà còn được nâng công suất lên 600.000 - 1.200.000 m3/ngày đêm. Như vậy, sự tồn tại của Dự án cấp nước sông Đà với các hạng mục công trình được khẳng định trong các quy hoạch, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, UBND tỉnh Hòa Bình nên phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội để làm rõ những đề xuất của tỉnh, vì việc Nhà máy nước sông Đà đặt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cung cấp nước cho không chỉ người dân Thành phố Hà Nội mà người dân tỉnh Hòa Bình cũng được hưởng lợi một phần.

Vấn đề cốt lõi ở đây là phải có sự phối hợp trong xử lý các liên kết giữa các địa phương, đặc biệt khi có từ hai tỉnh trở lên, phải đứng ở góc độ lợi ích toàn cục, không thể đứng trên góc độ từng địa phương để giải quyết mối quan hệ liên vùng. Không thể kiến nghị đơn phương để giải quyết vấn đề mang tính liên vùng.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Tập trung, quyết liệt sớm bàn giao mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - “Các Sở, ngành và địa phương tập trung cao hơn, quyết liệt hơn cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để sớm hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư”, đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác bồi thường, GPMB và tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Trị: Tăng cường công tác bảo vệ công trình thủy lợi

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các địa phương và các đơn vị liên quan về việc chỉ đạo, tăng cường công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

  • Hà Nội: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và bảo vệ động vật, thực vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

  • Thực trạng xử lý nước thải tại Nam Định: Khó khăn và vướng mắc

    (Xây dựng) - Cùng với áp lực từ sự gia tăng dân số, việc hình thành, phát triển các khu đô thị và các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã tạo nên áp lực đến chất lượng môi trường tại Nam Định, đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải. Trong khi hiện nay, tỉnh Nam Định vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung đô thị nào được đầu tư xây dựng do thiếu nguồn lực đầu tư nên nước thải đang xả ra môi trường mà chưa qua xử lý, gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người và môi trường.

  • Cùng người chiến sỹ Điện Biên, đến thăm Đại tướng

    (Xây dựng) - Tấm ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phu nhân của Đại tướng là Phó giáo sư Đặng Bích Hà, cùng người lính thuộc loại trẻ nhất của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là anh Hồ Ngọc Chương - nguyên Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất & Xuất nhập khẩu Bao bì - Bộ Thương mại (Pakexim), nhà báo Lê Quang Vinh và nhà báo, chiến sỹ “Điện Biên Phủ trên không”, NSNA Lê Kinh Thắng. Tác giả chụp bức hình này là Phóng viên Báo Doanh nghiệp Nguyễn Anh Dũng (nay là Tổng Biên tập Báo Xây dựng).

  • Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cà Mau: Vẫn thiếu cát san lấp

    (Xây dựng) – Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho rằng, những khó khăn, vướng mắc dự án gặp phải, giải pháp tháo gỡ, khẩn trương báo cáo về Sở Giao thông vận tải (GTVT), Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo tổng hợp toàn tuyến đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau để lãnh đạo tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi, có ý kiến chỉ đạo.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Tăng cường công tác an toàn trong thi công xây dựng và các cơ sở sản xuất

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn 5968/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều máy móc, thiết bị quy mô lớn, phức tạp trên địa bàn tỉnh.

    18:37 | 03/05/2024
  • Thạch Hà (Hà Tĩnh): 247 hộ dân bị ảnh hưởng từ Dự án đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông

    (Xây dựng) - Dự án đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 572/QĐ-UBND, xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà) có phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án tổng diện tích 22,5ha với 247 hộ dân bị ảnh hưởng.

    18:34 | 03/05/2024
  • Vĩnh Phúc: Vĩnh Yên tập trung cao độ thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng

    (Xây dựng) – Với quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố năm 2024, ngay từ đầu năm, UBND thành phố Vĩnh Yên đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

    15:34 | 03/05/2024
  • Báo Xây dựng trao tặng ấn phẩm và sách tới các đảo thuộc quần đảo Trường Sa

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong chuyến công tác tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam (từ ngày 24/4 – 02/5) cùng Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh do Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn, nhiều ấn phẩm do Ban Biên tập Báo Xây dựng và Nhà xuất bản Quốc phòng được gửi tặng đến các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại đây.

    14:50 | 03/05/2024
  • Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng huyện Lương Sơn trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức thị sát, kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện Lương Sơn trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã tại huyện Lương Sơn.

    12:46 | 03/05/2024
  • Yên Bái bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 2/5, Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng.

    12:45 | 03/05/2024
  • Hải Dương: Người dân huyện Nam Sách thiếu nước sinh hoạt do đâu?

    (Xây dựng) - Thời gian gần đây, người dân ở huyện Nam Sách đã đăng tải nội dung phản ánh lên mạng xã hội vì tình trạng áp lực nước yếu, không đẩy lên được tầng 2 và tầng 3, không những vậy họ còn đưa một số hình ảnh về chất lượng nước sạch đang dùng không được đảm bảo, khiến cuộc sống bị đảo lộn.

    12:40 | 03/05/2024
  • Bắc Ninh: Tăng cường, chấn chỉnh quản lý trật tự xây dựng, đô thị

    (Xây dựng) - Thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng, đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được triển khai tích cực, từng bước đi vào nền nếp; nhiều vụ việc vi phạm được tập trung xử lý. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn tồn tại vi phạm điển hình, gây nhiều dư luận xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị Bắc Ninh.

    12:37 | 03/05/2024
  • Nguy cơ ánh sáng xanh và an toàn quang sinh học

    (Xây dựng) - Ánh sáng xanh lam xuất hiện tự nhiên như một phần của ánh sáng Mặt Trời và những nguồn sáng nhân tạo. Đã từ lâu, con người dường như mặc nhiên thừa nhận rằng, thế giới sự sống đã “thích nghi” với các loại nguồn sáng này. Tuy nhiên khoảng hai chục năm nay, khi đèn LED trắng, với hàm lượng ánh sáng xanh lam rất lớn được phổ biến trong các loại hình chiếu sáng thì người ta đã có nhiều lo ngại về những tác dụng tiêu cực của ánh sáng xanh, đặc biệt là xanh lam lên con người và động thực vật. Cũng từ đó, các cụm từ “nguy cơ ánh sáng xanh” hay “an toàn quang sinh học” không chỉ mang tính cảnh báo mà đã được luật hóa bằng một Tiêu chuẩn quốc tế mã hiệu IEC/EN 62471: 2006: “Photobiological Safety of Lamps and Lamp Systems”, nghĩa là “An toàn quang sinh học đối với đèn và hệ thống đèn”. Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến vấn đề trên.

    16:16 | 02/05/2024
  • Nghệ An khắc phục hậu quả do mưa đá và dông lốc ở huyện miền núi

    Theo thống kê ban đầu, hơn 200 ngôi nhà của người dân tại 7 bản trên địa bàn huyện Tương Dương bị hỏng ngói, thủng mái tôn; một số cây cối và nhiều diện tích hoa màu của người dân bị gãy đổ.

    16:08 | 02/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load