Thứ sáu 27/12/2024 09:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội đột phá, đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới

08:38 | 26/10/2024

Thủ đô Hà Nội đã, đang nỗ lực xây dựng thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng là trái tim của cả nước, nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị truyền thống ngàn năm văn hiến trong thời đại hôm nay.

Điểm lại những thành tựu vô cùng tự hào từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, có thể thấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã có những bước đi đột phá, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững. Nổi bật là thành phố đã tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở, thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược là thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Nói cụ thể hơn, thành phố tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nhờ vậy, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tiếp tục phát huy vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Những bước đi đột phá, có nhiều đổi mới sáng tạo đã góp phần quan trọng giữ vững, phát huy vị thế, vai trò của Thủ đô Hà Nội là trái tim cả nước, là một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới với diện mạo ngày càng năng động, sáng tạo, thấm đẫm giá trị văn hóa lịch sử trường tồn của đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hà Nội hôm nay rạng rỡ và ngày càng vươn mình phát triển lớn mạnh. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) luôn duy trì mức tăng cao (9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước), đóng góp đáng kể cho GDP cả nước; quy mô nền kinh tế thành phố liên tục tăng, năm 2023 đạt khoảng 54 tỷ USD. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao; năm 2023 thu nhập bình quân đầu người đạt 6.348 USD. Và rất đáng tự hào khi Hà Nội là Thủ đô đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được UNESCO ghi danh vào “Mạng lưới Thành phố sáng tạo” toàn cầu năm 2019.

Rõ ràng, với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Thủ đô Hà Nội đang đứng trước cơ hội lịch sử để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong hành trình đó, Hà Nội đã, đang và tiếp tục quyết liệt triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược lâu dài để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực, nguồn lực phát triển Thủ đô. Cụ thể, Hà Nội đã, đang thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Thủ đô (sửa đổi); hoàn thiện và tiến tới cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Thành phố cũng tiếp tục chủ động, sáng tạo thực hiện các nghị quyết chuyên đề để tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; phát triển công nghiệp văn hóa...

Trước những vấn đề hệ trọng phát triển Thủ đô trong thời gian tới, cụ thể là nhiệm kỳ 2025-2030 và những năm tiếp theo, trong phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII (diễn ra ngày 23-10 vừa qua), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã nhấn mạnh: “Với vị trí, vai trò là Thủ đô, Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong triển khai thực hiện quyết liệt, đột phá, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Cùng với cả nước, kỷ nguyên mới của Thủ đô Hà Nội là phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa, thật sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, văn minh của nhân loại; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo Chí Kiên/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển đô thị

    Tính đến hết tháng 11/2024, toàn quốc có 900 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 21 đô thị loại I, 39 đô thị loại II, 44 đô thị loại III. Đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi cần đổi mới tư duy, xây dựng tầm nhìn mới hướng tới phát triển bền vững.

  • D2D phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 mã chứng khoán D2D, đã chính thức phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở bán thành công dãy phố mặt tiền Khu dân cư Lộc An.

  • Vĩnh Phúc: Sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (29/12/1899 – 29/12/2024), thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực, sự kiện, phong trào thi đua sôi nổi, chỉnh trang đô thị góp phần tạo không khí phấn khởi, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh ngày càng văn minh, hiện đại, đáng sống.

  • Lạng Giang (Bắc Giang): Xây dựng thị trấn Vôi xứng tầm đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Những năm qua, nhờ huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp bộ mặt đô thị, đến nay, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã có những bước chuyển mình rõ rệt, đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, gắn với không gian xanh.

  • Quảng Ngãi có thêm 1 thị trấn ven sông Trà Khúc

    (Xây dựng) - Thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Tịnh Hà và một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn, trở thành thị trấn mới của tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên bờ Bắc sông Trà Khúc.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Hưởng ứng phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp

    (Xây dựng) - Quận Thanh Xuân (Hà Nội) được biết đến với nhiều hồ và các dòng sông chảy qua, bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét. Thời gian qua, quận đã duy trì rất tốt cảnh quan môi trường xung quanh các sông hồ này, nhờ vào sự hợp tác tích cực của cả chính quyền và người dân địa phương. Sự chung tay vào cuộc này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng cư dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load