Thứ tư 05/02/2025 21:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024

22:15 | 19/11/2024

(Xây dựng) – Sáng 19/11, UBND huyện Thường Tín phối hợp cùng Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024.

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024
Ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho biết: Thông qua Hội nghị này, huyện Thường Tín mong muốn lựa chọn được các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện khi đánh giá, phân hạng các sản phẩm cần khách quan, công tâm, đánh giá chính xác, công bằng đối với tất cả các sản phẩm.

Phó Chủ tịch Bùi Công Thản cũng khẳng định: Với sự quan tâm chỉ đạo từ Trung ương, Thành phố Hà Nội, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện sẽ quyết tâm triển khai đồng bộ, bài bản, khoa học để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời sẽ tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh, để bảo đảm chất lượng sản phẩm, cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chủ thể OCOP tuân thủ quy định về sử dụng bao bì, tem, nhãn mác, an toàn thực phẩm và lấy mẫu phân tích sản phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại Hội nghị có 48 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng. Trong đó 36 sản phẩm đánh giá phân hạng lần 1 và 12 sản phẩm được đánh giá lại. Các sản phẩm thuộc đa dạng nhóm ngành nghề như: gỗ mỹ nghệ, thực phẩm, tranh thêu, rau xanh... được đánh giá theo các tiêu chí: nguồn nguyên liệu tại địa phương, gia tăng giá trị, ứng dụng công nghệ gắn liền với nghề truyền thống, liên kết chuỗi, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất...

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024
Sản phẩm OCOP từ làng nghề gỗ tại xã Vạn Điểm được đưa ra đánh giá, phân hạng tại Hội nghị.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024
Sản phẩm túi da của hộ kinh doanh tại xã Hòa Bình.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP huyện Thường Tín năm 2024
Sản phẩm tranh thêu từ xã Thắng Lợi.

Thông qua Hội nghị, 48/48 sản phẩm OCOP được đưa ra đánh giá, phân hạng lần này đều đạt 3 sao, khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như góp phần lan tỏa bản sắc, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong thời gian qua, việc triển khai chương trình OCOP tại Thường Tín đã giúp nâng cao nhận thức cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp, HTX về vị trí của chương trình trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện chương trình OCOP ở địa bàn huyện Thường Tín thời gian qua cũng gặp một số hạn chế do trong quá trình rà soát, sản phẩm mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ chứng minh thường không đầy đủ. Cùng với đó, chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm còn đơn giản, chưa bắt mắt thu hút được khách hàng tiềm năng.

Đi đôi với những việc quảng bá, xúc tiến thương mại, huyện Thường Tín cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng về tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Mặt khác, kiểm tra, giám sát việc chủ thể tuân thủ các quy định về sử dung bao bì, tem, nhãn mác, an toàn thực phầm và bảo vệ môi trường.

Hình thức sản phẩm OCOP còn sơ sài, chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa địa phương với công nghệ sản xuất và mong muốn của người tiêu dùng. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa đạt cao. Nguyên nhân là do chương trình OCOP còn mới nên các đơn vị của địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

Để giúp các chủ thể phát triển hơn nữa, huyện Thường Tín đã phối hợp cùng Thành phố Hà Nội và các sở ngành thực hiện hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các sản phẩm trong nhóm thực phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho các sản phẩm có cơ hội được tham gia đánh giá phân hạng cũng như nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP.

Đáng chú ý, huyện Thường Tín cũng đã thành lập trang web quảng bá văn hóa - du lịch - làng nghề và xúc tiến thương mại các sản phẩm, đặc biệt là với sản phẩm OCOP trên địa bàn. Bên cạnh đó huyện hỗ trợ các chủ thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem nhãn hàng hóa, thương hiệu sản phẩm tập thể; tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản của TP.

Vì vậy, trong năm nay, huyện Thường Tín đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 là tiếp tục phát triển hoàn thiện 6 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP sẽ được tham gia sự kiện trưng bày, quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem nhãn hàng hóa. Cũng trong năm 2024, huyện Thường Tín đã khai trương thêm 1 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân.

***

Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội.

Phạm Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc

    (Xây dựng) – Luôn xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch, các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung mọi nguồn lực giúp diện mạo nông thôn mới huyện Lập Thạch ngày càng khởi sắc, góp phần hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2025.

  • Triệu Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 31/QĐ-TTg, công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Nội: Nông thôn mới diện mạo mới

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã bám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày. Hòa mình vào kỷ nguyên mới mà Trung ương phát động, nhiều quận, huyện chủ động tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hành chính để tạo động lực vươn mình.

  • Hà Tĩnh: Công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

  • Nghệ An: Bỏ phiếu xét công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 22/1, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đợt 3 năm 2024

    (Xây dựng) - Tại cuộc họp vừa qua, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đề nghị công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt 3 năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load