Thứ tư 20/11/2024 19:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng cháy chữa cháy

10:37 | 21/09/2023

(Xây dựng) - Ngày 20/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CHCN) trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Hà Nội: Chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng cháy chữa cháy
Thực hiện tập huấn thường xuyên về các kỹ năng thoát nạn cơ bản, hướng dẫn thoát nạn, kỹ năng cảnh báo khi có sự cố xảy ra.

Theo Thành ủy Hà Nội, gần đây, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, vụ cháy xảy ra đối với nhà ở nhiều căn hộ tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân đã gây hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản của nhân dân.

Để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân như: Tốc độ đô thị hóa, tăng dân số nhanh, nhưng hạ tầng, trang thiết bị về PCCC được đầu tư, song chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực chưa coi trọng đến công tác PCCC và CNCH; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương ở một số nơi về PCCC và CNCH có lúc, có nơi còn buông lỏng, thiếu chặt chẽ, đồng bộ, công tác tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều yếu kém, còn phó mặc cho các lực lượng chuyên trách; công tác quản lý trật tự xây dựng có nơi chưa tốt, vi phạm trật tự xây dựng không phép, sai phép còn xảy ra…; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm, nhiều nơi làm “qua loa, chiếu lệ”…

Do đó, Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội nêu rõ: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH. Thực hiện tập huấn thường xuyên về các kỹ năng thoát nạn cơ bản, hướng dẫn thoát nạn, kỹ năng cảnh báo khi có sự cố xảy ra.

Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định; bắt buộc các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và CNCH phải khắc phục khi đủ điều kiện mới cho phép hoạt động. Đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý được Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ và tuân thủ theo quy định pháp luật trên nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Các địa phương phải thực hiện nghiêm công tác thẩm định, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng, đô thị. Kiên quyết xử lý nghiêm các công trình xây dựng không phép, trái phép và các công trình vi phạm về trật tự xây dựng, công trình chưa được thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa”

    (Xây dựng) - Để cụ thể hóa triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025”, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND xã Thạch Đài triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” tại thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Sáng 20/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

  • Bài 2: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ

    (Xây dựng) – Sau gần 3 triển khai thực hiện, Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng bộc lộ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

  • Hà Nội: Chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) – Ngày 20/11, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ban hành Văn bản số 2244/UBND-QLĐT về việc chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trật tự giao thông (TTGT), trật tự công cộng (TTCC); phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

  • Cà Mau có tân Giám đốc Sở Giao thông vận tải

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, thời hạn 5 năm.

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi: Số tiền dư 1.752 tỷ đồng làm gì?

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60. Đường kết nối có chiều dài khoảng 14km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 1.870 tỷ đồng, từ nguồn kết dư của Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load