Thứ sáu 29/03/2024 22:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Cầu vượt đi bộ, chưa phát huy hiệu quả

19:20 | 04/06/2022

(Xây dựng) – Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã cho xây dựng các cầu vượt qua đường, dành cho người đi bộ, các cầu vượt này cũng là giải pháp nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cây cầu vượt không phát huy được hiệu quả sử dụng, người dân vẫn "thản nhiên” đi ngang dưới lòng đường, vượt rào chắn, bất chấp nguy hiểm.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua
Tại nút giao Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch, trước cổng trường Tiểu học Phương Liên, nhiều phụ huynh, học sinh vẫn bất chấp nguy hiểm băng qua đường, mặc cho các phương tiện giao thông đang di chuyển với tốc độ cao.

Tại Hà Nội, theo thống kê có hơn 40 cây cầu vượt cho người đi bộ. Các công trình này góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và giảm rủi ro cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, phần lớn vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả.

Ghi nhận tại nhiều tuyến đường có cầu vượt đi bộ, đặc biệt tại các cầu vượt ở trước các bệnh viện, trường học hằng ngày có hàng nghìn lượt người qua lại. Nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ người dân sử dụng cầu vượt đi bộ, còn lại phần lớn người dân ngang nghiên băng qua đường, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.

Điển hình là cầu vượt trên đường Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch (trước cổng trường Tiểu học Phương Liên). Mặc dù đã đi vào sử dụng nhiều năm, nhưng hằng ngày, phụ huynh, học sinh của trường này vẫn băng qua đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua
Hình ảnh giao thông trước một lối lên, xuống tại cầu đi bộ trên đường Giải Phóng – Lê Thanh Nghị, trước cổng Bệnh viện Bạch Mai.

Hay như cầu đi bộ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai, nút giao Giải Phóng – Lê Thanh Nghị, đây là nút giao thông trọng điểm, cửa ngõ ra vào thành phố, mật độ người, xe tham gia giao thông rất lớn với tốc độ cao. Hằng ngày, có hàng nghìn người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, sinh viên các trường Đại học: Kinh tế Quốc dân, Xây dựng, Bách Khoa… thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm khi băng qua trục đường này. Tuy vậy, nhiều người vẫn bất chấp băng qua đường thay vì sử dụng cầu đi bộ.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua

Sau nhiều năm sử dụng, mặt nền của lối đi trên cầu đã bị bong tróc, gỉ sét.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua

Mặt cầu bị chiếm dụng để bán hàng rong.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua

Một số cá nhân chiếm dụng lối lên, xuống, chiếu nghỉ làm nơi bán hàng, đón, trả khách, tập kết rác gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị.

Sau nhiều năm sử dụng, cây cầu đã có dấu hiệu xuống cấp, xuất hiện nhiều gỉ sắt. Ngoài ra, đã từ lâu các lối lên, xuống, mặt cầu, chiếu nghỉ… đã bị một số cá nhân chiếm dụng làm nơi bán hàng hay đón, trả khách gây khó khăn cho người lên, xuống cầu và cản trở giao thông.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua
Hình ảnh đìu hiu tại cầu vượt trên đường Giảng Võ.

Ngoài các cầu vượt bộ hành ở khu vực bệnh viện, trường học bị chiếm dụng, xuống cấp, nhiều công trình cầu vượt khác cũng khá đìu hiu, ít người sử dụng. Điển hình như cầu vượt Tây Sơn gần Đại học Thủy Lợi, cầu vượt gần nút giao Giảng Võ – Cát Linh, cầu vượt ngã ba Phạm Ngọc Thạch – Lương Định Của, cầu vượt gần trường Đại học Xây dựng…

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua

Cầu vượt cho người đi bộ trên đường Tây Sơn gần Đại học Thủy Lợi.

ha noi cau vuot di bo chua phat huy hieu qua

Tình trạng xuống cấp tại cầu vượt gần trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Có thể thấy, công trình cầu vượt đi bộ được xây dựng với lượng kinh phí lớn, nhưng thực tế cho thấy rất ít người sử dụng. Đặc biệt, tại một số vị trí xây dựng cầu vượt chưa hợp lý. Vì thế, người dân vẫn “liều mình” phá dải phân cách, băng qua đường. Nghịch lý đó không những gây lãng phí tiền của,mà còn làm ảnh hưởng tới bộ mặt đô thị.

Vì vậy, việc xây dựng cầu vượt bộ hành cần được khảo sát, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân; tránh tình trạng xây cầu theo cảm tính và không sát với thực tế.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load