Thứ sáu 27/12/2024 04:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội cần hơn 55,4 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị

10:08 | 14/05/2024

Đường sắt đô thị là một động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của thành phố Hà Nội trong thời gian tới, gắn kết với phát triển đô thị.

Hà Nội cần hơn 55,4 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị
Hà Nội cần khoảng hơn 55,4 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thành phố Hà Nội đã dự kiến lên kế hoạch nguồn vốn đầu tư tổng thể hệ thống các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch và bổ sung nhằm thúc đẩy phát triển giao thông công cộng, mở ra không gian phát triển đô thị theo đúng xu thế của các nước trên thế giới.

Trục "xương sống" của giao thông Thủ đô

Tại Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban MRB nhấn mạnh đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố.

Do đó, ông Minh khẳng định phát triển hệ thống đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của thành phố trong thời gian tới, gắn kết với phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo động lực phát triển liên kết vùng Thủ đô, phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50-55%, sau năm 2035 đạt 65-70%.

Định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cập nhật theo quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, thành phố Hà Nội có tổng số 15 tuyến đường sắt đô thị, trong đó đến năm 2035 là 397,8km và đến năm 2045 là 196,2km.

MRB cũng tính toán sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đến năm 2045 cần khoảng 55,44 tỷ USD, trong đó nhu cầu vốn cần huy động giai đoạn đến 2030 đầu tư 96,9km với khoảng 16,2 tỷ USD; giai đoạn đến 2035 làm 301km với vốn đầu tư khoảng 20,9 tỷ USD; giai đoạn đến 2045 đầu tư 196,2km và nguồn vốn 18,2 tỷ USD.

Dựa trên thực hiện rà soát các nguồn vốn đầu tư công bao gồm vốn ngân sách, vốn vay trái phiếu, vốn vay ODA và các nguồn vốn huy động khác theo quy định hiện hành, phía MRB dự kiến đến năm 2030 thành phố cân đối được khoảng 11,5 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 16,2 tỷ USD, chưa cân đối được 4,6 tỷ USD); đến năm 2035 cân đối được khoảng 16,9 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 20,9 tỷ USD, chưa cân đối được 3,97 tỷ USD); đến năm 2040 cân đối được khoảng 29,21 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 18,26 tỷ USD).

Hà Nội cần hơn 55,4 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được đưa vào vận hành đã thu hút được đông đảo người dân đi lại. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Như vậy, sau khi cân đối các nguồn vốn, thành phố Hà Nội cần Trung ương cân đối, bố trí vốn hỗ trợ 8,61 tỷ USD (các kỳ trung hạn 2026-2030 là 5,52 tỷ USD và 2031-2035 là 4,59 tỷ USD) đến năm 2035. Sau năm 2035, thành phố chủ động được nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị bổ sung. Trong quá trình triển khai tiếp theo sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất cụ thể phương án hỗ trợ của Trung ương cho thành phố để đầu tư hệ thống đường sắt đô thị.

“Số liệu nêu trên là dự kiến và sẽ được nghiên cứu, điều chỉnh trong quá trình hoàn thiện Đề án và chuẩn bị đầu tư từng dự án, bảo đảm an toàn, hiệu quả khai thác và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố," ông Minh nói rõ.

Cần cơ chế chính sách đột phá

Cơ cấu nguồn vốn được xây dựng theo nguyên tắc với các tuyến đang triển khai đầu tư theo vốn vay ODA sẽ tiếp tục đầu tư theo nguồn vốn này; các tuyến còn lại sẽ tập trung ưu tiên bằng vốn ngân sách Nhà nước.

Căn cứ quy hoạch, định hướng phân bổ các khu dân cư hiện hữu, tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, thành phố đề xuất thứ tự ưu tiên đầu tư, trong đó định hướng tập trung đầu tư các tuyến xuyên tâm sau đó đến các tuyến vành đai, ưu tiên triển khai trước các tuyến đã có nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, thiết kế chi tiết.

Để đảm bảo ngân sách thành phố giữ vai trò chủ đạo và quyết định, Hà Nội ưu tiên tập trung bố trí nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, khai thác hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất cho đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị; sử dụng dư địa trần nợ công cho từng giai đoạn để tạo nguồn lực từ ngân sách thành phố với hình thức vay phù hợp để dầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu (diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng; khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực giao thông công cộng (TOD); phí cải thiện hạ tầng) để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống đường sắt đô thị.

Thành phố cũng đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư nhằm hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị vào năm 2035.

Cụ thể, Hà Nội được điều chỉnh chức năng sử dụng cho các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; quyết định nội dung, trình tự, thủ tục chính sách đặc thù thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư độc lập; trình tự thực hiện được phép rút gọn để rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt dự án.

Hà Nội cần hơn 55,4 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị
Theo quy hoạch, thành phố Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thành phố kiến nghị căn cứ quy hoạch chung Thủ đô hoặc đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư xây dựng dự án các tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô.

Về công tác thanh toán vốn đầu tư, căn cứ theo tiến độ thực tế của dự án, Hà Nội đề xuất cho phép thực hiện thanh toán vốn đối ứng vượt so với kế hoạch vốn hàng năm của thành phố mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm. Phần vốn thanh toán vượt so với kế hoạch vốn năm sẽ được ghi bổ sung vào kế hoạch vốn năm tiếp theo, trong đó tổng số vốn thanh toán không vượt nguồn vốn đầu tư công trung hạn được Chính phủ giao.

Trường hợp kéo dài thời gian thực hiện dự án mà không làm tăng tổng mức đầu tư dự án, thành phố đề xuất cho phép chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án./.

Dự kiến, ngày 15/5, kỳ họp chuyên đề Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI (kỳ họp thứ 16) nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ thông qua Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • D2D phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 mã chứng khoán D2D, đã chính thức phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở bán thành công dãy phố mặt tiền Khu dân cư Lộc An.

  • Vĩnh Phúc: Sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (29/12/1899 – 29/12/2024), thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực, sự kiện, phong trào thi đua sôi nổi, chỉnh trang đô thị góp phần tạo không khí phấn khởi, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh ngày càng văn minh, hiện đại, đáng sống.

  • Lạng Giang (Bắc Giang): Xây dựng thị trấn Vôi xứng tầm đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Những năm qua, nhờ huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp bộ mặt đô thị, đến nay, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã có những bước chuyển mình rõ rệt, đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, gắn với không gian xanh.

  • Quảng Ngãi có thêm 1 thị trấn ven sông Trà Khúc

    (Xây dựng) - Thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Tịnh Hà và một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn, trở thành thị trấn mới của tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên bờ Bắc sông Trà Khúc.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Hưởng ứng phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp

    (Xây dựng) - Quận Thanh Xuân (Hà Nội) được biết đến với nhiều hồ và các dòng sông chảy qua, bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét. Thời gian qua, quận đã duy trì rất tốt cảnh quan môi trường xung quanh các sông hồ này, nhờ vào sự hợp tác tích cực của cả chính quyền và người dân địa phương. Sự chung tay vào cuộc này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng cư dân.

  • Thừa Thiên – Huế: Xây dựng Hương Trà trở thành đô thị trọng điểm phát triển kinh tế

    (Xây dựng) - Sau 14 năm được công nhận là đô thị loại IV, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội thị, điện chiếu sáng, công viên cây xanh… Tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ngày một khang trang.

Xem thêm
  • Phú Yên phát triển chuỗi đô thị ven biển

    Trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 “Công nghiệp – xây dựng đô thị” là một trong ba trụ cột phát triển.

    14:27 | 24/12/2024
  • Những tiềm năng phát triển của thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang

    (Xây dựng) - Với cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, diện mạo đô thị ngày càng khang trang và ưu tiên đầu tư phát triển 4 trụ cột quan trọng, thành phố Ngã Bảy nổi lên như ‘viên ngọc’ sáng trên bản đồ đầu tư của tỉnh Hậu Giang.

    14:00 | 24/12/2024
  • Mở hướng xây dựng một Hà Nội xanh

    Luật Thủ đô năm 2024 đặt mục tiêu tăng cường diện tích không gian xanh, cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ đa dạng sinh học.

    08:51 | 24/12/2024
  • Phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2025.

    16:17 | 23/12/2024
  • Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Chiến lược phủ xanh đô thị

    (Xây dựng) - Để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa cây xanh và hạ tầng đô thị, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ “phủ xanh” đô thị, từ đó xây dựng đô thị thông minh, xanh - sạch - đẹp.

    14:37 | 23/12/2024
  • Nâng cao chất lượng vỉa hè gắn với thúc đẩy kinh tế đô thị

    Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Hà Nội được UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì thực hiện qua nhiều giai đoạn khảo sát công phu, kỹ lưỡng. Hiện, Đề án đang thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cũng như chính quyền các địa phương trong diện thực hiện.

    08:28 | 23/12/2024
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

    15:14 | 20/12/2024
  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

    10:36 | 20/12/2024
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

    21:08 | 19/12/2024
  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

    16:20 | 19/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load