Thứ bảy 07/12/2024 04:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Giang chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KTXH, đặc biệt là hạ tầng giao thông

12:03 | 15/06/2023

(Xây dựng) - Tỉnh Hà Giang chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông để tăng cường khả năng kết nối nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; khắc phục các khó khăn về hạ tầng thông tin, hạ tầng lưới điện từ nguồn nội lực và huy động các nguồn đóng góp tự nguyện từ xã hội.

Hà Giang chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KTXH, đặc biệt là hạ tầng giao thông
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 220/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang.

Hà Giang có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh

Hà Giang có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh với diện tích tự nhiên gần 8 nghìn km2, dân số trên 900 nghìn người, gồm 19 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 88% dân số; là nơi địa đầu của Tổ quốc với truyền thống lịch sử hào hùng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; có địa hình hùng vĩ, tươi đẹp với nhiều tiềm năng, nhất là về phát triển du lịch như Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, dòng sông Nho Quế, núi đôi Quản Bạ, một trong tứ đại đỉnh đèo - đèo Mã Pí Lèng…

Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện 08 lời căn dặn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lên thăm Hà Giang năm 1961.

Nhờ đó, Hà Giang nay đã thay đổi tích cực về vị thế và diện mạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật, quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và thành quả về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Tỉnh năm 2022 đạt tốc độ tăng trưởng 7,62%, quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người đều tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,8%, du lịch và dịch vụ phục hồi tốt, lượng khách du lịch năm 2022 bằng 2,4 lần so với năm 2021;...

Bên cạnh kết quả đạt được, Tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Quy mô kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng chưa thật sự bền vững, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, đặc biệt hạ tầng giao thông là điểm nghẽn, nút thắt lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang; môi trường đầu tư kinh doanh còn hạn chế, các chỉ số PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX cần tiếp tục cải thiện;...

Đẩy mạnh phát triển sinh kế, phát triển ngành nghề mới, tạo không gian phát triển mới và tạo khí thế mới trong phát triển

Trong điều kiện tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, thị trường bị thu hẹp và ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, tỉnh Hà Giang và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa; kiên trì, kiên quyết, bình tĩnh, sáng suốt, nhạy bén, hành động phù hợp với tình hình thực tế để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; trong đó Thủ tướng Chính phủ lưu ý một số quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm sau:

Quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII.

Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần đoàn kết thống nhất trong cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền và toàn dân, toàn xã hội để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển sinh kế, phát triển ngành nghề mới, tạo không gian phát triển mới và tạo khí thế mới trong phát triển; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên bằng sức mạnh nội sinh, từ khung trời, mảnh đất, bàn tay, khối óc của chính mình; không trông chờ, ỷ lại, không mất bình tĩnh khi gặp khó khăn, không quá lạc quan khi gặp thuận lợi.

Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo để hành động; chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bảo đảm phù hợp điều kiện, tình hình để phát triển nhanh và bền vững, bao trùm và hiệu quả, bảo đảm sự hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Quý III/2023, hoàn thành công tác lập, trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang

Tăng cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực thực thi của các cấp cơ sở; cá thể hóa trách nhiệm và đề cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm.

Huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển, bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn xã hội. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương và các cấp cơ sở; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, tăng cường hợp tác công tư, coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế.

Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông để tăng cường khả năng kết nối nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; khắc phục các khó khăn về hạ tầng thông tin, hạ tầng lưới điện từ nguồn nội lực và huy động các nguồn đóng góp tự nguyện từ xã hội.

Xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch phải đi trước một bước, phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn, chiến lược để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, khai thác hiệu quả các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; hoàn thành công tác lập, trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quý III năm 2023.

Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến nông sản và phát triển năng lượng tái tạo

Chú trọng triển khai thực hiện 03 đột phá chiến lược, đặc biệt là công tác rà soát, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật; đẩy mạnh 03 động lực tăng trưởng gồm Đầu tư – Xuất khẩu – Tiêu dùng; cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến nông sản và phát triển năng lượng tái tạo; phát triển thủy điện hợp lý gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và bảo vệ môi trường sinh thái.

Triển khai hiệu quả Chương trình OCOP, phát triển kinh tế nông nghiệp với các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu quy mô lớn ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; tăng cường xây dựng, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; tiếp tục tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch đa dạng, gắn liền với truyền thống văn hóa, bản sắc, cảnh quan thiên nhiên và con người Hà Giang; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Thực hiện đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trường Dân tộc nội trú; nghiên cứu, đề xuất thí điểm xây dựng mô hình cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp đa ngành, đa cấp tại Hà Giang.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là bảo đảm vệ sinh môi trường ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác rà phá bom mìn, vật nổ và tìm kiếm hài cốt Liệt sỹ kết hợp với giải phóng đất đai, tạo sinh kế cho người dân.

Gìn giữ, phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc trưng của các dân tộc Hà Giang

Đổi mới công tác quản lý và phát triển văn hóa, bảo đảm yêu cầu phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị; chú trọng triển khai tổ chức thực hiện Đề cương văn hóa Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa với tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, dân tộc, khoa học, đại chúng; nghiên cứu phát triển văn hóa số, công nghiệp văn hóa; gìn giữ, phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc trưng của các dân tộc Hà Giang, thay đổi và tiến tới xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.

Quyết liệt thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và 07 chỉ số về cải cách hành chính, chuyển đổi số; tăng cường chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và khu vực đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển bền vững; làm tốt công tác đối ngoại, xây dựng phòng tuyến hợp tác cạnh tranh kinh tế quốc tế; triển khai thực hiện tốt công tác biên giới bảo đảm bám sát 03 văn kiện biên giới, tuyệt đối không để xảy ra xung đột, mất đoàn kết ở khu vực biên giới.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và hệ thống cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan công quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đủ uy tín, chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, việc nào dứt điểm việc đó, không đùn đẩy trách nhiệm; đặc biệt coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở tất cả các cấp, các ngành, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Khánh Hòa: Cận cảnh gói thầu trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách 583 nghìn đồng

    (Xây dựng) – Cuối năm 2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Khánh Anh đã tham gia đấu thầu và trúng gói thầu làm đê kè chống xói lở ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa có giá trị trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách Nhà nước 583 nghìn đồng.

    14:59 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311,947 tỷ đồng, bằng 120% so với kế hoạch đầu năm 2024. Tỉnh cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao, để thực hiện được địa phương cho hay sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

    14:55 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Năm 2024, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội so với kế hoạch đề ra trong bối cảnh diễn biến trong tỉnh, trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, bất lợi và biến động khó lường.

    14:46 | 06/12/2024
  • Cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng qua

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

    14:43 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Công ty TNHH An Phú AGRI được chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất sét 5,64ha

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2912 chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH An Phú AGRI tại dự án khai thác đất sét và đá sét bột kết bán phong hóa làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ NG-BS11, thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

    12:23 | 06/12/2024
  • Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 160/2024/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.

    12:18 | 06/12/2024
  • Khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina

    (Xây dựng) – Ngày 5/12, tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, Công ty CP Bamboo King Vina tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính sau gần 3 năm xây dựng. Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cho tỉnh Thanh Hoá, cho ngành Nông nghiệp, Công nghiệp các sản phẩm mới, góp phần hiện thực hóa chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

    12:08 | 06/12/2024
  • Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất ôtô điện Vingroup

    (Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 255/QĐ-KKT ngày 4/12/2024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ôtô điện do Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng VINES Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Vingroup) thực hiện.

    10:22 | 06/12/2024
  • Phấn đấu GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD

    Đây là 1 trong 15 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội.

    09:52 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi quan tâm, gỡ khó cho dự án Nhà máy bột giấy lớn nhất nước

    (Xây dựng) – Đã triển khai đạt 85% khối lượng, nhưng dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng – lớn nhất nước tại Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) đang gặp khó trong việc thi công đường ống xả thải do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra hiện trường, nắm bắt tình hình triển khai dự án và yêu cầu các sở, ngành và địa phương khẩn trương đưa ra giải pháp hỗ trợ.

    08:09 | 06/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load