Thứ bảy 21/12/2024 21:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững

16:51 | 15/09/2023

(Xây dựng) – Sáng 15/9, Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia tổ chức Tọa đàm về giao thông xanh.

Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững
PGS.TS Lưu Đức Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng trình bày tham luận.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lưu Đức Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng chia sẻ: Giao thông đô thị là một trong các lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị, giao thông đô thị tốt sẽ góp phần vào sự bền vững của đô thị và đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển tăng trưởng xanh.

Ngày nay, quan niệm về giao thông xanh cũng nhiều điểm gắn kết với giao thông phát triển bền vững và gắn kết với hạ tầng xanh, kết nối, lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực của hạ tầng giao thông. Thiết kế cơ sở hạ tầng đảm bảo cân bằng diện tích sử dụng đất trong mạng lưới giao thông sao cho sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiệu quả so với việc sử dụng phương tiện cá nhân. Đây cũng là một vấn đề tương đối mới nên quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh đang được các nước phát triển tìm kiếm các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của mình. Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh tại các đô thị lớn tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa lan tỏa các vùng miền của đất nước. Với sự phát triển nhanh chóng hạ tầng đô thị bị quá tải, không đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải. Tình trạng ùn tắc giao thông đô thị gây tổn hại về kinh tế, xã hội. Tình trạng này dự kiến trầm trọng hơn do xu hướng chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra đô thị. Để giải quyết những thách thức lớn về hạ tầng giao thông đô thị, căn cứ điều kiện phát triển của từng đô thị, việc phát triển hạ tầng giao thông xanh trong đô thị là việc cấp thiết.

Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) trình bày tham luận giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững.

PGS.TS Lưu Đức Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng cũng thông tin thêm: Trong tháng 11 năm 2024, chúng tôi sẽ biên tập và xuất bản cuốn sách Hạ tầng xanh trong đô thị. Trước đó, sẽ diễn ra 8 tọa đàm về 8 thành phần chính của hạ tầng xanh bao gồm: Giao thông xanh; Thoát nước xanh; Cấp nước xanh; Chiếu sáng xanh; Công viên xanh; Quản lý chất thải rắn xanh; Nghĩa trang và an táng xanh; Môi trường xanh. Toàn bộ các bài tham luận, đóng góp của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực trên sẽ được tổng hợp, biên soạn… và xuất bản trong cuốn sách Hạ tầng xanh trong đô thị.

Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm.

Tại Tọa đàm, nhiều tham luận có ý nghĩa thực tiễn, lý luận được trình bày như: Kinh nghiệm phát triển giao thông đô thị xanh trên thế giới và khuyến nghị cho các thành phố lớn ở Việt Nam; Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững; Tiêu chí giao thông xanh và chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam; Thể chế hóa quy hoạch cảnh quan; Phát triển giao thông xanh hay giao thông thông minh và lựa chọn hướng đi phù hợp cho các đô thị lớn Việt Nam; Đề xuất định hướng quản lý hệ thống giao thông thành phố Thái Nguyên theo hướng giao thông xanh trong bối cảnh đô thị hóa; Giao thông xanh ở Việt Nam.

Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững
Toàn cảnh Tọa đàm.

Sự phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần tạo nên bộ mặt đô thị khang trang. Về bản chất, giao thông xanh là xây dựng và duy trì hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của mọi người dân. Phát triển giao thông xanh phải có đủ các đặc trưng cơ bản như: Chiến lược giao thông phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động giao thông cao với chi phí xã hội thấp, hài hòa môi trường đô thị, phù hợp với mô hình sử dụng đất đô thị và hạt nhân của giao thông xanh là ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Với việc sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm, và thân thiện với môi trường nhằm hướng tới một hệ thống giao thông hội tụ các điều kiện để tiêu hao ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đô thị xanh.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load