Thứ bảy 20/04/2024 13:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu: Đô thị cần làm gì?

15:34 | 15/09/2020

(Xây dựng) - Trong một cuộc tọa đàm về đô thị và biến đổi khí hậu (BĐKH) gần đây của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nêu rõ: Đô thị đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết vấn đề này, bởi thành phố có liên quan trực tiếp với BĐKH như bão, lượng mưa, lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt và các sự kiện thời tiết cực đoan khác. Vậy đô thị cần phải làm gì để thích ứng với BĐKH?

giam thieu rui ro do bien doi khi hau do thi can lam gi

Hiện trạng đô thị ngày nay

Theo báo cáo mới đây của Chương trình dân số của LHQ, năm 1800 mới chỉ có khoảng 2% dân số thế giới sinh sống tại các đô thị, tới năm 1950, tỷ lệ này đạt mức khoảng 30%. Hiện nay, khoảng một nửa dân số của hành tinh là các thị dân và cứ sau mỗi ngày lại có thêm 180 nghìn người nhập cư vào các thành phố. Đến năm 2050, số cư dân thành thị sẽ chiếm 2/3 trên tổng dân số toàn cầu và 80% GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cũng theo bản báo cáo này thì hiện 20% dân số thế giới đang sinh sống và làm việc tại 600 thành phố lớn nhất hành tinh với 60% GDP toàn cầu.

Đô thị đang phải đối mặt với những thử thách về môi trường lớn nhất từ trước đến nay. Trong 150 năm qua, đô thị với những hoạt động của nó đã làm thay đổi sự cân bằng của hành tinh. Người dân đô thị đã đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt; đồng thời nuôi một lượng lớn các loại động vật thải ra lượng lớn khí mê-tan; và chặt phá những cánh rừng rộng lớn, làm giảm sự hấp thu khí carbon dioxide từ không khí một cách tự nhiên. Bên cạnh đó là rất nhiều hoạt động khác của người dân dẫn đến tình trạng BĐKH.

Thích ứng để giảm thiểu rủi ro

Các đô thị cần áp dụng các biện pháp thích ứng để giảm thiểu rủi ro từ BĐKH. Ngoài thiệt hại về người, các sự kiện thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại lớn cho tài sản và cơ sở hạ tầng, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho đô thị đó. Dự đoán mực nước biển dâng cho thế kỷ này có thể dao động giữa 18 cm và 2 m và các thành phố như Kolkata, Mumbai, Dhaka, Quảng Châu và TP.HCM nằm trong số các đô thị chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực dễ bị tổn thương cần được phân định theo mức độ rủi ro đối với những trận lũ lụt, hạn hán và những rủi ro thiên tai khác. Tiêu chí sử dụng đất và phát triển đô thị cần phải điều chỉnh ngay cho những khu vực trên.

Điều này hiển nhiên các nhà quản lý đô thị và quy hoạch đô thị đã tính đến. Ví dụ, khu vực thường xuyên bị lụt cần phải quy hoạch theo hướng là đất dự trữ, bỏ trống hoặc dành cho khu công viên và các cơ sở sân chơi thể dục thể thao; cây cối và thảm thực vật cần được duy trì nhằm hấp thụ và ngăn chặn lượng nước dư thừa của đô thị. Nếu buộc phải xây dựng một công trình nào đó tạm thời trong khu vực này cần có quy định cấm sử dụng tầng trệt và cần xây dựng trên những hệ trụ cột.

Tăng cường năng lực

Việc tăng cường năng lực cho các nhà quy hoạch và đào tạo liên tục cho các nhà xây dựng và nhà thầu cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Quy hoạch thích ứng kết hợp với chiến lược thích ứng BĐKH ở các bộ, ngành trong đô thị cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Khu định cư đô thị đôi khi lại được xây dựng trong khu vực nguy hiểm và dễ bị tổn thương do thiếu quỹ đất. Việc ít có khả năng chi trả của người nghèo đô thị làm cho họ đứng trước nguy cơ rủi ro cao. Chính vì thế, các nhà quản lý đô thị lúc này phải đóng vai trò tiên quyết, đồng thời có những buổi thương thuyết để cho cộng đồng hiểu được vấn đề để tránh nguy cơ thiệt hại cao.

Hầu hết các biện pháp liên quan đến khu vực ven biển ở một số nước đã được tiến hành và đầu tư một cách thích đáng. Ví dụ, Ấn Độ đã tăng cường cho hệ thống đê ngòi ở sông và bờ kênh, xây dựng bức tường bảo vệ kiên cố, đầu tư xây dựng hệ thống cống ngầm, trạm bơm và đầu tư cho hệ thống kênh rạch, thoát nước... Chương trình này đã chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ trên 50% khu vực của nhiều thành phố thoát khỏi rủi ro nghiêm trọng từ các trận lũ lớn trong năm 1998 và 2004. Singapore cũng đầu tư phát triển vùng đệm và đầu tư trên nền đất mới cao hơn 2,25m so với mực thủy triều.

Đặc thù cho ngành Xây dựng

Các công trình xây dựng chiếm khoảng 1/3 năng lượng trên toàn thế giới trong suốt vòng đời của nó. Dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng xây dựng, kéo theo nhu cầu năng lượng lớn hơn. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng cũng phải hướng tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng để góp phần giảm tiêu thụ và giảm phát thải khí nhà kính.

Biện pháp giảm thiểu rõ ràng là rất quan trọng trong việc làm chậm tốc độ thay đổi của khí hậu và sẽ tiếp tục làm như vậy bằng mọi cách, bao gồm cả phương pháp ngắn hạn và trung hạn. Biện pháp thích ứng với BĐKH bao gồm một loạt các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể nhằm đối phó với nó. Biện pháp thích ứng nhằm điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi khí hậu để hạn chế tối đa cho ngành Xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng, duy trì hệ sinh thái lành mạnh và các khu vực đô thị đáng sống. Điều quan trọng là các biện pháp thích ứng không đối nghịch với biện pháp giảm thiểu và ngược lại.

Việc xây dựng những quy chuẩn tiêu chuẩn thiết kế, kiểm soát việc thực thi quy hoạch và điều chỉnh, cải thiện các công trình xây dựng nhằm mục đích quản lý rủi ro cục bộ BĐKH. Các sửa đổi trong quy định, quy chuẩn nhằm hướng dẫn những nhà quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư khi có thay đổi cần thiết trong thực tế. Những sửa đổi này thường là để đối phó với những vấn đề tự nhiên như lũ lụt, ngập lụt ven biển và thảm họa cháy rừng. Việc sửa đổi nhằm yêu cầu thiết kế phù hợp hơn để xây dựng lại những công trình đã bị tàn phá bởi sự cố như vậy.

Ở cấp độ quy hoạch, các chính sách thích ứng BĐKH thành công có thể tách biệt các rủi ro một cách có hiệu quả. Trận động đất năm 1906 ở San Francisco là một ví dụ, khi đó trận động đất khủng khiếp và vụ hỏa hoạn kéo theo dài 3 ngày đã hủy hoại cả thành phố, phá hủy 28 nghìn ngôi nhà. Mức độ hủy hoại càng gia tăng do thành phố phụ thuộc vào hệ thống ống dẫn gas và nước vốn không chịu được động đất ở cấp độ lớn. Nếu đường ống gas bị vỡ, nguy cơ hỏa hoạn cao hơn, và nếu đường ống nước bị vỡ, sẽ không thể khống chế được ngọn lửa, dẫn tới đám cháy nhỏ cũng có thể biến thành hỏa hoạn. Trong trường hợp này, việc tách biệt tác động của 2 rủi ro này sẽ liên quan đến việc thiết kế và lắp đặt các đường ống có khả năng chống chịu tốt hơn động đất ở cấp độ cao.

Thiết kế cũng có tác động không nhỏ đến vấn đề này và cũng có khả năng giảm nhẹ các rủi ro. Ví dụ, mật độ thiết kế xây dựng cao có thể làm tăng nguy cơ đảo nhiệt đô thị và gia tăng ngập lụt đô thị. Trong khi đó, thiết kế công trình xanh có thể giúp cải thiện các vấn đề này một cách đáng kể, ví dụ như việc thu gom và lọc nước trên các tòa nhà cũng sẽ làm giảm dòng chảy khi có mưa lũ lớn trong đô thị.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Diện mạo mới, sức sống mới của đô thị Bắc Giang

    (Xây dựng) – Từ một tỉnh có tốc độ đô thị hóa chậm, không gian phát triển đô thị quy mô nhỏ, những năm trở lại đây, diện mạo đô thị Bắc Giang như được khoác lên mình “tấm áo mới”, cảnh quan, kiến trúc ngày càng được mở rộng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

  • Nghệ An: Xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật

    (Xây dựng) - Theo định hướng quy hoạch tỉnh, Nghệ An sẽ phát triển mở rộng mạng lưới đô thị với các quy mô khác nhau trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo ra các vùng động lực tăng trưởng theo hướng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

  • Thanh Hóa: Xây dựng đề án để đạt tiêu chí đô thị loại I

    (Xây dựng) - Đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I sau khi sáp nhập và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khang trang, hiện đại

    (Xây dựng) - Cùng với việc mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến đường cũ, hàng loạt trục đường, cây cầu mới được xây dựng… đã tô điểm cho diện mạo của Thành phố Hồ Chí Minh thêm khang trang, hiện đại.

Xem thêm
  • Loạt dự án 'chạy đua' tiến độ dịp 7/5 ở TP Điện Biên Phủ

    Các dự án tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) những ngày này đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để hướng đến lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

    15:26 | 18/04/2024
  • Thái Nguyên: Thành phố Sông Công chính thức là đô thị loại II

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg, công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chính thức là đô thị loại II kể từ ngày 17/4/2024.

    12:19 | 18/04/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ các dự án chào mừng 70 ngày giải phóng thị xã và 20 năm ngày thành lập thành phố Thái Bình

    (Xây dựng) - Tỉnh Thái Bình phấn đấu xây dựng đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng... Đó là một trong những chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX đề ra là đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30% trở lên.

    10:04 | 18/04/2024
  • Bắc Giang: Phát triển đô thị thị trấn Vôi thành 6 khu vực

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đến năm 2035.

    20:02 | 17/04/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Sẽ công bố Nghị quyết thành lập thành phố vào ngày 25/4

    (Xây dựng) – Chiều 17/4, UBND thị xã Bến Cát tổ chức buổi họp báo về chương trình, các hoạt động trước và sau Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương và thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc Bến Cát.

    20:01 | 17/04/2024
  • Cầu Giấy (Hà Nội): Đổi thay diện mạo đô thị từ Chương trình số 03-CTr/TU

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả Chương trình số 03-CTr/TU. Công tác chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị được thực hiện đồng bộ, tạo bước chuyển mới cho diện mạo đô thị quận Cầu Giấy ngày càng khang trang, thông minh, sáng, xanh, sạch và trật tự văn minh.

    18:42 | 17/04/2024
  • Ninh Bình: Triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình, Ban chỉ đạo Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư” vừa có Kế hoạch số 54/KH–BCĐ, về việc triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”.

    12:12 | 17/04/2024
  • Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Một đô thị nhỏ trong thung lũng Khe Lẹ, ở vùng rừng cánh cung Đông Triều, thuộc xã Hà Lâu là một trong số sáu xã miền núi của huyện Tiên Yên nhà cửa tập trung, giao thông nội bộ thoáng rộng, đêm đến điện đóm sáng choang như thành thị. Người địa phương gọi là phố Khe Lẹ, thay cho tên khai sinh là bản Khe Lẹ.

    12:04 | 17/04/2024
  • Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc đầu tư kiến thiết đô thị tạo diện mạo mới cho thành phố, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng nội dung này.

    10:50 | 17/04/2024
  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí theo đô thị quy định.

    22:33 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load