Thứ ba 05/11/2024 01:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Giải pháp xây dựng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam

16:32 | 19/01/2021

(Xây dựng) - Là chủ đề Hội thảo do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) phối hợp tổ chức, ngày 19/01, tại Hà Nội.

giai phap xay dung kha nang chong chiu cho cac do thi viet nam
Ông Trần Quốc Thái - Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị cho biết, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với sự tham của đại diện của một số địa phương chịu nhiều tác động của thiên tai như: Sơn La, Bắc Kạn, Hà Nam, Quảng Trị, Hậu Giang và các chuyên gia trong nước và quốc tế, Hội thảo tập trung chia sẻ các kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn nhằm góp phần tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị Việt Nam.

Theo các diễn giả tại Hội thảo, các đô thị ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng nghiêm trọng hơn từ hiểm họa thiên tai. Biến đổi khí hậu cũng xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường. Trong bối cảnh đó, sự tăng cường khả năng chống chịu phục hồi và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đô thị Việt Nam trở thành một mối quan tâm lớn của các cấp chính quyền Trung ương và địa phương.

giai phap xay dung kha nang chong chiu cho cac do thi viet nam
Toàn cảnh Hội thảo.

Ông Trần Quốc Thái - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị cho biết: Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ cao, cả về lượng và chất. Khu vực đô thị đã và đang là động lực phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội quan trọng của các vùng miền. Các đô thị với nhiệm vụ là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải có khả năng ứng phó, chủ động chống chịu trước các tác động bất lợi cũng như khả năng phục hồi.

Cũng theo ông Thái, nghiên cứu mới được công bố của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đảm bảo nền tảng cho sự phát triển kinh tế liên tục và thịnh vượng của Việt Nam. Trì hoãn hành động 10 năm sẽ phải chi thêm 4,3 tỷ USD để khắc phục thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng của thiên tai…

Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khí hậu (COP 21) năm 2015.

Trong lĩnh vực đô thị, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020. Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành tháng 7/2020 vừa qua đã tiếp tục nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của Bộ, ngành, các địa phương trong nỗ lực chung thực hiện cam kết quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong chủ động ứng phó và thích ứng biến đổi khí hậu, ông Trần Quốc Thái cũng chỉ ra những tồn tại bất cập từ chính nội tại quá trình đô thị hóa càng làm gia tăng những ảnh hưởng bất lợi do biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Theo đó, mô hình tăng trưởng của các đô thị chưa đa dạng, có nguy cơ rơi vào mô hình tăng trưởng thiếu bền vững; Phát triển phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên; năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế; sử dụng tài nguyên đất đai chưa hiệu quả, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, kết nối giao thông giữa các khu vực đô thị còn yếu làm gia tăng chi phí, tình trạng ô nhiễm môi trường phổ biến ở các đô thị lớn; đầu tư cho các vấn đề cấp bách về hạ tầng kỹ thuật chưa được các đô thị ưu tiên giải quyết triệt để, đồng bộ dẫn đến các hệ quả về lâu dài…

Ông Thái kỳ vọng, các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận để các đô thị chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

giai phap xay dung kha nang chong chiu cho cac do thi viet nam
Ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam cho biết, ứng phó với biến đổi khí hậu là lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của AFD.

Ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ vàcác địa phương Việt Nam trong nỗ lực phát triển đô thị bền vững, đô thị tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Để góp phần hỗ trợ cho những nỗ lực này, Liên minh Châu Âu (EU) và AFD đã tài trợ và chuẩn bị tài trợ cho các dự án tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu của các đô thị tại Việt Nam. Mới đây nhất, tháng 12/2020, AFD và EU đã tài trợ dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ”.

AFD coi hỗ trợ chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh là một định hướng chiến lược ưu tiên tại Việt Nam. Từ nhiều năm nay, AFD đã hỗ trợ Việt Nam trong việc xác định chiến lược và triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn 2006 – 2019, tổng số vốn giải ngân của AFD lên tới 1,056 tỷ EUR cho 30 dự án và chương trình phát triển góp phần hỗ trợ Việt Nam chống biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Những lĩnh vực ưu tiên tài trợ của AFD là chuyển tiếp năng lượng, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các đô thị và địa phương và sự phát triển của thế hệ trẻ.

Ông Fabrice Richy kỳ vọng, các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tiếp túc phối hợp chặt chẽ nhăm thúc đẩy phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và hướng đến phát triển bền vững.

giai phap xay dung kha nang chong chiu cho cac do thi viet nam
Các đại biểu tham gia Hội thảo.

Tại Hội thảo, các diễn giả tập trung thảo luận các vấn đề: Tính dễ bị tổn thương với hiểm họa thiên tai, biến đổi khí hậu của các đô thị Việt Nam; phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu; Xây dựng khả năng chống chịu cho khu vực đô thị thông qua các giải pháp dựa vào thiên nhiên; xây dưng khả năng chống chịu với các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khu vực đô thị thông qua các giải pháp công trình…

Quý Anh – Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load