Thứ sáu 26/04/2024 04:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giải pháp quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng, kiến trúc đô thị

20:50 | 12/12/2022

(Xây dựng) - Trong những năm qua, các thành phố, đô thị của Việt Nam không ngừng phát triển hệ thống cây xanh đô thị nhằm tạo cảnh quan đô thị, xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp, cải thiện môi trường sống… Tuy nhiên, trong quá trình quản lý cây xanh và hạ tầng, kiến trúc đô thị tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể, đảm bảo cảnh quan đô thị luôn được ổn định.

Giải pháp quản lý cây xanh phù hợp với hạ tầng, kiến trúc đô thị
Cây xanh là một thành phần cơ bản trong hệ sinh thái tự nhiên và luôn gắn liền với quá trình phát triển đô thị (Ảnh minh họa).

Cây xanh và hạ tầng đô thị luôn song hành cùng nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hiện trạng hạ tầng đô thị.

Theo các chuyên gia, do áp lực của quá trình đô thị hóa, phát triển hệ thống hạ tầng, công trình kiến trúc nên diện tích cây xanh tại rất nhiều thành phố của Việt Nam chưa đảm bảo tiêu chuẩn đã đặt ra.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển đô thị, khoảng cách từ các công trình hạ tầng, công trình kiến trúc đến vị trí trồng cây thường không được đảm bảo theo tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành như kích thước vỉa hè chưa tương thích với nhóm cây trồng, kích thước cây trồng; khoảng cách từ cây trồng đến công trình hạ tầng, kiến trúc thường quá gần dẫn đến hiện tượng cây trồng bị lệch tán, bị nghiêng…

Để tiết kiệm diện tích cũng như mỹ quan trong đô thị nhiều hạng mục công trình thường được bố trí ngầm dọc vỉa hè các tuyến đường bao gồm đường điện, đường cấp, thoát nước; đường mạng; đường cáp quang… nên kích thước và độ sâu của hố trồng cây xanh thường không được đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế…

Chưa kể, đối với cây xanh đô thị thì bộ rễ chính là cơ quan gặp phải nhiều vấn đề nhất như không đủ đất, không đủ dinh dưỡng, vướng vào hạ tầng đường sá, đường điện, đường nước ngầm, đất chặt, đất ô nhiễm, cằn cỗi, thiếu nước hoặc ngập úng, các tác động cơ học đè nén…

TS.Phạm Hoàng Phi - Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, việc quy hoạch cây xanh đô thị hoặc lập đề án phát triển cây xanh đô thị đã sớm được quy định trong Nghị định 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị. Trong đó, yêu cầu quy hoạch phải phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ những, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị; tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị…

Quá trình quy hoạch và lập đề án phát triển cây xanh đô thị cần đảm bảo mục tiêu về tiêu chuẩn diện tích đất xanh sử dụng công cộng; phân tích nhóm chủng loại cây trồng, cây bản địa, cây truyền thống đã thuần chủng làm cây chủ lực phát triển và liên tục khảo nghiệm để xây dựng danh mục cây trồng mới. Công tác quản lý cây xanh đô thị phù hợp với hạ tầng là một nhiệm vụ lâu dài và trường kỳ.

Tuy nhiên, theo TS. Phạm Hoàng Phi, hiện nay vẫn còn rất nhiều thành phố, đô thị chưa triển khai quy hoạch cây xanh hoặc chưa có đề án phát triển cây xanh đô thị, từ đó dẫn đến hiện tượng cây trồng phát triển tự phát, không có quy định về chủng loại, kích thước cụ thể…

Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, hệ thống hạ tầng đô thị ngày càng phát triển, nhiều hạng mục hạ tầng đô thị mới được đầu tư như đường sắt trên cao; hệ thống giao thông ngầm; ngầm hóa hệ thống đường điện, kiên cố hóa vỉa hè, kênh mương… Những công trình này ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống cây xanh đô thị. Do đó, cần sớm bổ sung tiêu chuẩn, quy định mới thiết kế hạ tầng cây xanh đô thị như quy định về cây trồng dưới công trình đường sắt, cây trồng lan can, giải phân cách đường trên cao; quy định thiết kế tích hợp hệ thống hạ tầng ngầm bên dưới lòng đường giao thông cơ giới thay vì bên dưới vỉa hè đối với những tuyến đường phù hợp; bố trí hệ thống ống hạ tầng kỹ thuật ngầm trong phần diện tích song song với vị trí trồng cây xanh…

Bên cạnh đó, cần có quy định về loài cây, kích thước cây xanh trồng trong đô thị; khuyến khích nghiên cứu, thử nghiệm các loại vật liệu, giá thể mới trong phát triển cây xanh đô thị; giải pháp kỹ thuật đối với cây xanh…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load