Chủ nhật 03/11/2024 04:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ đồng: Vì sao còn thấp?

20:33 | 06/11/2023

(Xây dựng) - Tại phiên Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã chất vấn và tranh luận với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam về việc giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ đồng: Vì sao còn thấp?
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn ĐBQH.

Mới giải ngân được gần 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh, thành

Đề cập đến vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thanh Hương – Đoàn ĐBQH An Giang nhận định: Việc hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất nhân văn của Đảng, Nhà nước ta, gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỷ đồng là một minh chứng cho điều đó. Hiện tại, cử tri và đông đảo người dân rất phấn khởi và kỳ vọng vào việc triển khai hỗ trợ tín dụng nói trên vì nhu cầu rất lớn.

Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ đồng: Vì sao còn thấp?
ĐBQH Trần Thị Thanh Hương chất vấn Thống đốc NHNN Việt Nam.

Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng đạt rất thấp, chỉ khoảng 100 tỷ đồng. Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đặt câu hỏi: Về phía góc độ ngân hàng, theo Thống đốc đâu là khó khăn, vướng mắc? Thống đốc đề xuất giải pháp gì với Chính phủ để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc NNHN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: Gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với người có thu nhập thấp và công nhân được thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ để tiến tới mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong 10 năm tới.

Gói tín dụng này là gói sử dụng nguồn tiền huy động của các tổ chức tín dụng và từ người dân. Lãi suất ưu đãi cũng từ nguồn tài chính của các ngân hàng tham gia. Sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, NHNN cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện; có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố quan tâm để có thể xây dựng và công bố những dự án thuộc diện được cho vay theo chương trình này. “Việc này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng” – Thông đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Về phía các tổ chức tín dụng, NHNN Việt Nam đã chỉ đạo các ngân hàng phải ban hành các quy trình nội bộ để triển khai gói này.

Về kết quả triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, Thống đốc cho biết: Hiện nay có 18/63 UBND tỉnh, thành đã gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia chương trình và công bố trên Cổng thông tin điện tử 53 dự án, với tổng nhu cầu vay là 27.000 tỷ đồng. Các ngân hàng đã giải ngân được gần 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh, thành.

Nhiều nguyên nhân khiến giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ còn hạn chế

Phân tích các nguyên nhân khiến việc giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ còn hạn chế, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng: Nguyên nhân thứ nhất, nguồn cung về nhà ở thuộc đối tượng của chương trình này còn hạn chế. Hơn nữa, nhu cầu về nhà ở rất lớn nhưng quyết định đi vay để mua nhà lại là một câu chuyện người dân cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.

Nguyên nhân thứ hai, theo phản ánh, là do một số điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội chưa phù hợp với thực tế, như điều kiện người được hỗ trợ phải thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân; Quy định đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội phải chưa có nhà ở…

Nguyên nhân thứ ba, theo Thống đốc, chương trình thực hiện Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội được thực hiện trong một thời gian dài và các khoản cho vay bất động sản thường kéo dài, giải ngân sẽ theo thời gian, cho nên lượng giải ngân vẫn còn thấp…

Từ những hạn chế nêu trên, NHNN cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, sớm công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội thuộc chương trình để hệ thống ngân hàng căn cứ triển khai cho vay.

NHNN Việt Nam cũng sẽ tập trung tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân có thể nắm rõ và tăng cường phối hợp với các bộ, ngành khác để triển khai hiệu quả chương trình này.

Tổng vốn gói tín dụng sẽ tiếp tục tăng lên

Tranh luận với Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ngân hàng giải ngân vốn cho Đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội cho rằng: Thống đốc đã trả lời đúng nhưng chưa đủ.

Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 120 nghìn tỷ đồng: Vì sao còn thấp?
ĐBQH Nguyễn Anh Trí tranh luận với Thống đốc NHNN Việt Nam.

Theo đại biểu, Đề án - Chương trình phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội là một chủ trương rất đúng và nhân văn của Chính phủ. Để triển khai Đề án hiệu quả thì cần phải có sự vào cuộc không chỉ riêng của ngân hàng mà của cả Bộ Xây dựng, của địa phương, của tổ chức công đoàn. Đặc biệt, chính là người lao động phải nắm cho được nhu cầu, yêu cầu về số lượng, diện tích, địa điểm, mức giá, chất lượng… Trên cơ sở nhu cầu nói trên, lên kế hoạch triển khai xây dựng, cung cấp nhà ở xã hội thì chương trình mới có thể thành công.

“Đây là một Đề án rất nhân văn và rất cần thiết, vì vậy, rất mong Thủ tướng Chính phủ hoặc các Phó Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo để đạt được sự đồng thuận, thống nhất và cùng nhau làm thì mới thành công” – Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất.

Bày tỏ sự thống nhất và nhất trí cao đối với ý kiến bổ sung của đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Hà Nội, Thông đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: Chương trình phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong vòng 10 năm là một chương trình rất nhân văn. Để thực hiện mục tiêu này phải sử dụng đến nhiều nguồn lực tài chính.

Thống đốc nhắc lại một lần nữa: Nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn là một sự cân nhắc của người dân, cho nên có những phần thông qua vay vốn, nhưng cũng có những phần phải là nguồn lực từ Nhà nước để có thể giải quyết được vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân.

Đối với góc độ Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc cho biết: Sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng quan tâm, triển khai tích cực gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, Thống đốc cho biết thêm: Bắt đầu gói này là 120.000 tỷ đồng, nhưng cũng mở rộng ra cho các ngân hàng thương mại cổ phần khác khi họ tham gia. Đến nay đã có một ngân hàng thương mại cổ phần khác tham gia gói tín dụng 5.000 tỷ đồng nữa, như vậy, gói này hiện nay lên 125.000 tỷ đồng. Trong 10 năm tới, nếu có các tổ chức tín dụng khác tham gia thì gói này sẽ cao hơn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng: Việc giải quyết nhà ở xã hội được thực hiện bằng nhiều chính sách. Hiện nay, Chính phủ có Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những ngân hàng thực hiện cho vay đối tượng này. Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Chính sách xã hội rất tích cực triển khai nhiệm vụ. NHNN và Thống đốc với vai trò kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục chỉ đạo, cùng với các thành viên hội đồng quản trị là đại diện các Bộ, các ngành khác sẽ triển khai qua kênh này.

Đồng tình với quan điểm đại biểu Nguyễn Anh Trí, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Việc triển khai Đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội là nhiệm vụ toàn hệ thống chính trị và phải có sự phối hợp của các Bộ, ngành, các địa phương, hệ thống công đoàn. Thời gian tới, NHNN sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đạt được mục tiêu của chương trình.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Phúc: Sẽ công khai thông tin xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo các quy định pháp luật mới; đảm bảo quá trình đấu thầu đáp ứng các yêu cầu về cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

    22:30 | 01/11/2024
  • Bài 2: “Trải thảm đỏ” hút đầu tư

    (Xây dựng) - Với “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, tỉnh Bắc Ninh đang quyết tâm kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, khẳng định "thủ tục sẵn sàng - dự án thành công"; cùng hàng loạt khu đô thị hiện đại, đa tiện ích cùng định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    21:34 | 01/11/2024
  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

    19:29 | 01/11/2024
  • Bình Định: “Khai tử” dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi

    (Xây dựng) – Dự án Nhà xưởng gia công cấu kiện thép trong xây dựng và trạm trộn bê tông tươi tại Cụm công nghiệp Rẫy Ông Thơ, xã Tây An, huyện Tây Sơn (Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Kim Oanh đã được lãnh đạo tỉnh cho chấm dứt hoạt động.

    16:51 | 01/11/2024
  • Gỡ điểm nghẽn - phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

    (Xây dựng) - Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.

    16:48 | 01/11/2024
  • Thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm sao hiệu quả?

    (Xây dựng) - Là điểm đến đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple… Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hướng tới mục tiêu 95%

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều thách thức, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý lên đến hơn 4.764 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự thật đáng lo ngại là tỷ lệ giải ngân hiện tại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, cũng như so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm khôi phục lại tình hình này, UBND tỉnh đã đưa ra chỉ đạo quyết liệt tập trung mọi nguồn lực và quyết tâm hướng tới việc giải ngân đạt từ 95% trở lên trước khi kết thúc năm.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

    15:12 | 01/11/2024
  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

    15:09 | 01/11/2024
  • Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

    (Xây dựng) - Tại thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tập trung chú trọng ở 3 phân ngành chính gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô.

    15:06 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load