Thứ hai 11/11/2024 17:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Fed tăng lãi suất, ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam?

16:01 | 19/12/2021

Trước cơn bão điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, nhiều người đặt câu hỏi về tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam ở những lĩnh vực như chứng khoán, tỉ giá, dòng vốn đầu tư... sẽ như nào.

Fed siết chặt chính sách tiền tệ, dự kiến tăng lãi suất

Kết thúc cuộc họp ngày 15.12 của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - cho biết sẽ bắt đầu giảm mua tài sản từ tháng 1 năm 2022 (mỗi tháng giảm 30 tỉ USD) và sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2022.

Các quan chức Fed dự kiến có 3 lần tăng lãi suất vào năm 2022, nâng lãi suất từ 0% - 0,25% lên dần 0,75% - 1%. Cơ quan này dự kiến tiếp tục tăng 3 lần vào năm 2023 và 2 lần vào năm 2024.

Quyết định này được đưa ra trước lo ngại lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến. Chỉ số CPI của Mỹ tháng 11 năm 2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 1982, dự báo bình quân cả năm 2021 sẽ là 3,6%. Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ cũng đang tiến triển tích cực, tiệm cận mục tiêu tối đa hoá việc làm.

fed tang lai suat anh huong gi den nen kinh te viet nam
Đồ thị điểm mới nhất của Fed hé lộ về lộ trình tăng lãi suất trong năm tới. Ảnh: Business Insider

Trong diễn biến khác, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ kết thúc chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỉ Euro (2.100 tỉ USD) vào tháng 3 năm 2022. Song ECB vẫn sẽ duy trì chương trình mua tài sản được thực hiện trước đó của mình.

Đáng chú ý, ECB thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện nay. Cụ thể, lãi suất trên cơ sở tiền gửi chính giữ nguyên là -0,5%, lãi suất tái cấp vốn chuẩn là 0% và lãi suất cho vay cận biên là 0,25%.

5 tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Việc Fed cũng như những ngân hàng trung ương (NHTW) lớn trên thế giới tăng lãi suất, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - chỉ ra ít nhất là 5 tác động chính với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

Một là, đồng USD tăng giá với lý do chính là kinh tế Mỹ phục hồi khá tốt và lãi suất đồng USD chuẩn bị tăng. Điều này khiến đồng nội tệ của các nước (nhất là thị trường mới nổi) mất giá tương ứng, cộng với lạm phát nội tại đang ở mức cao, khiến nhiều NHTW các nước cũng sẽ tăng lãi suất. Một số NHTW như Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga… đã hành động theo hướng này.

Hai là, thị trường chứng khoán toàn cầu, nhất là Mỹ, EU và một số thị trường Châu Á (không loại trừ Việt Nam) tăng điểm, phản ánh kỳ vọng kinh tế thế giới đang phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng tạm thời vì thị trường sẽ có những điều chỉnh khi tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn.

Riêng về khối ngoại bán ròng mạnh gần 56.000 tỉ đồng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay, các chuyên gia cho rằng không nên quá lo lắng.

Dù khối ngoại liên tục bán ròng và chốt lời, nhưng dòng tiền không rời bỏ thị trường mà liên tục tìm các cơ hội mới. Ngoài ra, tác động từ "Tây bán" hiện không quá lớn trong bối cảnh thanh khoản hầu hết đến từ nhà đầu tư cá nhân.

fed tang lai suat anh huong gi den nen kinh te viet nam
Dòng tiền khối ngoại đảo chiều dự báo không tác động quá mạnh đến Việt Nam khi nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi và thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Ảnh: T.L

Ba là, tỉ giá biến động nhẹ do đồng USD tăng. Xu hướng này có thể còn tiếp diễn trong nửa đầu năm tới. Với Việt Nam, tỉ giá có thể tăng nhẹ, nhưng không nhiều do kinh tế nước ta đang phục hồi (tăng trưởng khoảng 2% năm 2021 và sẽ phục hồi lên mức 6,5% - 7% nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện thành công Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội).

Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (CPI tăng khoảng 2% năm 2021), khả năng sẽ tăng lên mức 3,4% - 3,7% năm 2022. Cung - cầu ngoại tệ cơ bản ổn và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư.

Bốn là, lãi suất USD tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ bằng USD của nhiều quốc gia bị tăng lên, nhất là trong bối cảnh vay nợ của nhiều nước nóng dần trong thời gian qua.

Nợ công toàn cầu tăng nhanh, từ mức 84% GDP năm 2019 lên 101,6% GDP năm 2020 và 104,8% GDP năm 2021. Nợ doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tăng nhanh 3 năm qua. Đây là rủi ro nợ mà nhiều nước quan tâm.

Với Việt Nam, tác động này không nhiều do nước ta đang giảm dần vay nợ nước ngoài. Theo đó, nợ nước ngoài hiện đang ở mức 38,8% GDP đã điều chỉnh, giảm so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019.

Theo Bộ Tài chính, vay nợ nước ngoài gồm nhiều loại ngoại tệ khác nhau, thời hạn dài (bình quân là 13,8 năm), lãi suất thấp (bình quân 1,35%/năm).

Năm là, có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều dòng vốn đầu tư gián tiếp như đã từng xảy ra trước đây. Dòng tiền có xu hướng rút ra từ thị trường mới nổi vì đồng tiền nước đó mất giá và quay về thị trường Mỹ, EU… nơi lãi suất tăng lên và cũng là để "tạm thời trú ẩn" rủi ro.

Theo công ty phân tích dữ liệu CEIC, dòng tiền đầu tư ròng đang tăng trở lại từ quý II năm 2021. Tuy nhiên, hiện tượng rút ra được dự báo sẽ không nhiều như năm 2013 vì chương trình thu hẹp nới lỏng định lượng của Fed đã được dự báo trước.

Theo Đức Mạnh/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội

    Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

    08:39 | 11/11/2024
  • Cần chính sách phát triển để ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam là trung tâm sản xuất của châu Á

    (Xây dựng) - Những năm qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Tuy nhiên để chủ động sản xuất bền vững theo châu Âu, Mỹ ngày một thắt chặt thì bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

    07:46 | 11/11/2024
  • Bình Định: Đề xuất mô hình cụm liên kết sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc

    (Xây dựng) - Mục tiêu tỉnh Bình Định với phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm với các ưu tiên đột phá. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông, khu cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu này địa phương đề xuất các cơ chế hỗ trợ.

    07:45 | 11/11/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng hạ tầng công nghiệp thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện điện tử phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vĩnh Phúc với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng công nghiệp hiện đại, cùng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, ngành sản xuất linh kiện điện tử đã phát triển mạnh mẽ. Hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn lớn, đang hoạt động tại đây, cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tỉnh cũng đối mặt với thách thức đòi hỏi các chiến lược phát triển bền vững.

    07:45 | 11/11/2024
  • Hải Dương: Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sáng 9/11, Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công năm 2024.

    22:13 | 10/11/2024
  • Núi Thành (Quảng Nam): Chấm dứt hợp đồng thi công của Công ty Huy Khoa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Khoa (Công ty Huy Khoa) vừa bị UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) chấm dứt hợp đồng thi công một gói thầu trị giá gần 2 tỷ đồng trên địa bàn.

    18:17 | 10/11/2024
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 2024 thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    15:49 | 10/11/2024
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chấm dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

    14:33 | 10/11/2024
  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

    14:19 | 10/11/2024
  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

    14:10 | 10/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load