Thứ tư 15/01/2025 21:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Đưa ngành VLXD hiện đại ngang tầm các nước phát triển trên thế giới

16:18 | 22/10/2014

(Xây dựng) - Ngày 22/10, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Khoa học công nghệ - Động lực phát triển bền vững ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam” tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Quốc gia, Hà Nội.

Theo ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích mang đến cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, các nhà đầu tư, đội ngũ tư vấn, nghiêm cứu thiết kế và các doanh nghiệp những kiến thức về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại ứng dụng cho ngành VLXD phát triển bền vững.

Thị trường VLXD nước ta hiện nay khá phong phú với các nhóm sản phẩm như: xi măng, gạch ốp lát ceramic, cotto, sứ vệ sinh, kính thủy tinh xây dựng, gạch ngói đất sét nung, gạch xây không nung, đá ốp lát thiên nhiên và nhân tạo, công nghiệp sản xuất vôi, vật liệu lợp, bê tông xi măng, cửa sổ - cửa đi có khung nhựa, kính tăng cường lõi thép, mặt kính phản quang, kính an toàn, kính hộp khí trơ, cách âm, cách nhiệt, chịu lực…

Ngành VLXD được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra diện mạo mới; nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Ngành VLXD cũng đã hình thành thị trường hàng hóa, cạnh tranh, tự do trao đổi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, để ngành VLXD Việt Nam phát triển bền vững cần tiếp thu công nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại của thế giới, áp dụng vào Việt Nam để phấn đấu đưa ngành công nghiệp này trở thành ngành công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới sau năm 2020.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra những kiến nghị về giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành VLXD trong thời gian tới như giải pháp về quy hoạch, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; sử dụng chất thải làm nguyên liệu; đào tạo đội ngũ nhân lực cán bộ có trình độ chuyên môn hóa cao và tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp VLXD…

Đề cập về một số thành tựu nổi bật trong phát triển khoa học công nghệ VLXD, ông Trần Đình Thái - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết: “Hiện một số doanh nghiệp trong nước đã tham gia chế tạo được một phần thiết bị cho các dây chuyền sản xuất VLXD trước đây phải nhập ngoại như: Dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyển sản xuất đá xây dựng, dây chuyền sản xuất gạch tuynen và các dây chuyển sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng”.

Ngoài ra, “Chiến lược Phát triển Khoa học công nghệ ngành xây dựng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” được xây dựng sẽ đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và xu thế phát triển ngành xây dựng trong tương lai - ông Thái nói.

Ninh Toàn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load