Thứ ba 07/05/2024 06:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi: Phân định cẩn trọng chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành

19:21 | 11/05/2020

(Xây dựng) – Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có nhiều điểm mới, phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế và xã hội, cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế.

du thao luat bao ve moi truong sua doi phan dinh can trong chuc nang nhiem vu quan ly nha nuoc cua cac bo nganh
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng.

Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

PV: Xin ông cho biết quan điểm về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi?

Ông Nguyễn Hồng Tiến: Xét tổng quát, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (mà tôi tiếp cận được) không còn là một đạo luật sửa đổi nữa mà là một đạo luật mới với việc tăng thêm 22 điều, sửa đổi, bổ sung 85 điều, quy định mới 100 điều.

Nhiều nội dung của dự thảo luật phải có hướng dẫn chi tiết, trong đó có ít nhất 30 điều thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường, có ít nhất 45 điều thẩm quyền Chính phủ. Như vậy, nếu được ban hành phải có thời gian dài chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành hướng dẫn mới có thể thực hiện.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung của Dự thảo luật trình bày dài dòng, trùng lặp ý, có một số nội dung thiếu tính pháp luật, một số điều quá chi tiết, một số điều thì lại quá sơ sài, không giống văn phong của một văn bản quy phạm pháp luật.

PV: Xin ông cho biết cụ thể một số nội dung bất cập là gì?

Ông Nguyễn Hồng Tiến: Về quy hoạch bảo vệ môi trường, điểm đ, Khoản 3, Điều 30 quy định chưa đầy đủ, thiếu các công trình xử lý nước thải, nghĩa trang, cơ sở hỏa táng...Điều 31 không thấy gắn kết Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia với nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Về Giấy phép môi trường, là nội dung mới của dự thảo luật, quy định khá kỹ đối tượng, nội dung, thẩm quyền, các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chưa làm rõ yếu tố đặc thù của từng đối tượng được cấp Giấy phép để có quy định phù hợp và tránh hiểu là phép cộng của các loại giấy.

Về các quy định liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 94, Điều 101), nội dung chưa đầy đủ, chưa bao quát. Nhiều nội dung chưa thể hiện rõ là những điều luật bắt buộc phải tuân thủ. Các quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu còn chung chung, chưa thể hiện cơ chế ứng phó cụ thể. Có thể đề xuất xây dựng một đạo luật về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ phù hợp hơn là quy định vài điều trong Luật Bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, về bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung, quy định tại khoản 4, Điều 59, không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đô thị sinh thái, đô thị thông minh trước hết phải là đô thị và là một trong những mô hình phát triển đô thị. Việc quản lý phát triển đô thị thuộc chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

Về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, Khoản 1, Điều73 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định “Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường”, trước đây khi lấy ý kiến cho Dự thảo luật này, chúng tôi đã đề nghị làm rõ nội hàm của việc tuân thủ, không nên quy định chung chung và đặt ra như hô khẩu hiệu. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường sửa đổi vẫn tiếp tụcquy định đồng thời thêm nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quy định quản lý nước thải, nội dung quá sơ sài, trùng lặp, không đầy đủ và toàn diện. Cần làm rõ hơn và cụ thể hơn quy định quản lý nước thải theo từng đối tượng, hình thức xử lý (tại chỗ, xử lý tập trung, xử lý phi tập trung),lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, bổ sung quản lý thoát nước mưa. Việc quy định phí thu gom, xử lý nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải là không hợp lý, không phù hợp với các quy định hiện hành và của Luật phí và lệ phí vì trên thực tế không có phí này mà đã được quy định Giá dịch vụ thu gom, xử lý nước thải.

Đặc biệt, về trách nhiệm các Bộ ngành cần rà soát lại cẩn trọng nhằm bảo đảm tính ổn định, đầy đủ, đồng bộ và không chồng chéo. Mặt khác, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Dự thảo luật cần lấy thêm ý kiến của các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực môi trường như: Nước, nước thải, xử lý chất thải rắn, môi trường...

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong dự thảo Luật của các Bộ, ngành cần phân định rõ ràng, song cũng cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tập trung, thống nhất, ổn định và đồng bộ.

Thanh Nga (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 203/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (PCCC) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quảng Trị: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn

    (Xây dựng) – Ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang: Các Sở, ngành phối hợp tháo gỡ khó khăn dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch

    (Xây dựng) - Ngày 6/5, Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Thông báo Kết luận số 51/TB-VPUBND của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng trong năm 2024. Theo Thông báo này, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch, trật tự xây dựng…

  • Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Ngày 7/5, tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lương Quân đội, Công an, Dân công hỏa tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo nhân dân vùng Tây Bắc. Trước đó, ngày 5/5 truyền hình trực tiếp với các đầu cầu Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc…

  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Sẽ cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc 7 hộ dân để thực hiện dự án Khu công nghiệp AMANE

    (Xây dựng) – UBND huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) ban hành kế hoạch cưỡng chế thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với 07 hộ dân chưa phối hợp khảo sát, kiểm đếm đất và tài sản trên đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, khu vực II – giai đoạn I (Khu công nghiệp Amane).

  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Kon Tum

    (Xây dựng) - Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiến hành khảo sát tại Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum. Hoạt động này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng, diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load