Thứ ba 07/05/2024 02:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Du lịch Ninh Bình: Nhiều kết quả đáng khích lệ giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025

20:56 | 02/10/2023

(Xây dựng) - Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên trong nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngành Du lịch Ninh Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Du lịch Ninh Bình: Nhiều kết quả đáng khích lệ giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025
Ngành Du lịch Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 07 về phát triển du lịch đến năm 2030, định hướng đến 2045, Kết luận số 07-KL/TU ngày 21/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch; Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; đặc biệt tỉnh đã ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19, mở cửa du lịch theo 3 giai đoạn (15/11/2021 mở cửa đón khách nội tỉnh; 01/12/2021 mở cửa thí điểm đón khách ngoại tỉnh và 15/03/2022 mở cửa hoàn toàn).

Đại diện lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết: Xác định ngành Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, do đó trong nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi trường tại các điểm du lịch… từ đó hình thành một hệ sinh thái kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Du lịch Ninh Bình: Nhiều kết quả đáng khích lệ giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025
Ninh Bình trong nhiều năm qua đã liên tục lọp top những điểm đến hấp dẫn, thân thiện trên toàn thế giới.

Ngành Du lịch của tỉnh giờ đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, cơ bản khắc phục được tính mùa vụ, khách du lịch đến tham quan đều các tháng trong năm và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác phát triển.

Chỉ trong thời gian ngắn, Ninh Bình đã thực sự trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch thế giới, lọp Top 10 tỉnh, thành phố có lượng khách đến cao nhất cả nước. Đặc biệt, tại giải thưởng thường niên về du lịch của Booking.com, Ninh Bình là địa phương duy nhất của Châu Á góp mặt và đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách 10 vùng đất thân thiện nhất thế giới năm 2023 và trong giải thưởng du lịch thế giới Vườn quốc gia Cúc Phương 5 năm liên tiếp được vinh danh là công viên quốc gia hàng đầu Châu Á.

Đặc biệt, Ninh Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng (cùng thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh) và là 1 trong 8 tỉnh, thành phố trong cả nước có di sản thế giới và Ninh Bình là nơi duy nhất trong cả nước và khu vực Đông Nam Á sở hữu “Di sản kép” được tổ chức UNESCO ghi danh. Không những thế, Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi nhận là một trong những mô hình mẫu mực, tiêu biểu nhất trên thế giới về sự kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững.

Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình dự kiến năm 2023, các khu, điểm du lịch của tỉnh dự kiến sẽ đón khoảng 6,5 - 6,8 triệu lượt khách, tăng 83% so với năm 2022, doanh thu đạt 6.850 tỷ đồng, tăng 114% so với năm 2022. Phấn đấu đến năm 2025 tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt trên 8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 1 triệu lượt, khách nội địa ước đạt trên 7 triệu lượt (vượt chỉ tiêu Đại hội XXII của tỉnh giao là 8 triệu lượt). Tổng thu du lịch ước đạt trên 10.000 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu Đại hội XXII của tỉnh giao từ 8.000 - 9.000 tỷ đồng). Đồng thời, giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động, trong đó có khoảng 9.000 lao động trực tiếp.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kon Tum: Quy hoạch Khu du lịch Măng Đen đến năm 2045

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Kon Tum vừa thông qua Nghị quyết về Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045, mở ra triển vọng mới cho ngành Du lịch của vùng Tây Nguyên.

  • Vân Đồn - Top điểm đến có lợi thế du lịch đường bộ

    (Xây dựng) - Trong khi kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch nước ta ngày càng cải thiện, hình thức du lịch bằng đường bộ đến Việt Nam đang trở thành xu hướng thu hút lượng lớn du khách nước ngoài tham gia trải nghiệm.

  • Bài 3: Cẩm Phả “đụn vàng” chưa khai thác đến

    (Xây dựng) - Thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) nổi danh trong nước và thế giới đã hàng trăm năm nay với vựa than Antraxit, theo đó là cảng biển giao thương quốc tế sản phẩm than đá; Cẩm Phả còn ẩn chứa “đụn vàng” ngành kinh tế du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, đặc biệt là nguồn lợi du lịch vịnh Bái Tử Long còn ít người biết.

  • Gia Lai đón gần 90.000 lượt du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    (Xây dựng) - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, tỉnh Gia Lai đã có sự bùng nổ trong lưu lượng du khách, với khoảng 88.290 lượt khách đổ về. Theo báo cáo mới nhất từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, doanh thu du lịch ước đạt mức 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023.

  • Hơn 54 nghìn lượt khách đến Phú Yên trong dịp nghỉ lễ

    (Xây dựng) – Trong 5 ngày nghỉ lễ (27/4 – 01/5), Phú Yên đón 54.750 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

  • Đắk Lắk đón số lượng khách nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tăng mạnh

    (Xây dựng) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã chứng kiến sự tăng đột biến trong lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, với tổng cộng 125.000 lượt khách, đánh dấu một kỷ lục mới. Trong số này, có hơn 1.500 lượt khách quốc tế, một con số đáng chú ý so với tổng số lượng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load