Thứ sáu 26/04/2024 05:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang vướng mặt bằng

21:05 | 05/02/2020

(Xây dựng) - Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài 98,35km, điểm đầu ở xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) và điểm cuối tại La Sơn, xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Với tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hiện nay dự án còn nhiều km chưa được bàn giao.

du an duong cao toc cam lo la son dang vuong mat bang
Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn hoàn thành sẽ nối với cao tốc La Sơn – Túy Loan đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1.

Còn 31,4km mặt bằng chưa bàn giao

Dự án do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư. Giai đoạn đầu có quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 12m; giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 23m, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Khi công trình hoàn thành cùng với đoạn La Sơn - Túy Loan tạo thành tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn – Túy Loan đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1 khi tuyến đường đèo và tuyến hầm Hải Vân gặp sự cố.

Dự án đoạn qua tỉnh Quảng Trị có chiều dài 37,3km, đi qua các huyện Cam Lộ, Triều Phong và Hải Lăng. Diện tích ảnh hưởng khoảng 253ha chủ yếu là đất rừng, đất ở nông thôn và một số loại đất khác. Đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có chiều dài 62,5km đi qua các huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc, với tổng diện tích thu hồi khoảng 430ha.

Ông Nguyễn Vũ Quý - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết: Đoạn tuyến qua tỉnh Quảng Trị đã bàn giao xong mặt bằng 30km/37,3km, đạt 80%. Tại gói thầu XL1, XL2 đã bàn giao được 20km/26,5km, còn lại 6,5km mặt bằng tập trung ở 3 khu vực rừng và 1 nhà dân. Mặc dù chưa được bàn giao thêm nhưng về thủ tục cơ bản đã áp giá, chuẩn bị chi trả đền bù hoàn thành trong tháng tới. Riêng điểm nghẽn 2,5km đoạn qua khu rừng đặc dụng ở huyện Cam Lộ do Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, thuộc Viên Khoa học lâm nghiệp Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và đoạn mặt bằng dài 1,2km qua huyện Triệu Phong, thuộc rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Thạch Hãn quản lý đang xảy ra tình trạng tranh chấp nguồn gốc đất, vướng rừng tự nhiên, phạm vi vướng mặt bằng nằm rải rác làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của dự án. Trong tuần này, Bộ Giao thông vận tải sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Quảng Trị để có phương án giải quyết sớm bàn giao mặt bằng cho dự án trong tháng 4/2020 tới.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn cũng cho biết: Đoạn qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, đơn vị đã nhận bàn giao tim tuyến toàn bộ dự án và cọc giải phóng mặt bằng 62,5/62,5km. Riêng mặt bằng đã nhận bàn giao được 38,4/62,5km, đạt 61%, dự kiến trong tháng 02 đến tháng 03/2020 sẽ tiếp nhận bàn giao mặt bằng còn để hoàn thành tiến độ theo kế hoạch.

Hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị làm ảnh hưởng 27 ngôi nhà, phải bố trí tái định cư, trong đó huyện Cam Lộ có 25 nhà và huyện Triệu Phong có 2 nhà. Đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm 1.616 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 178 hộ dân phải di dời tái định cư và sẽ di dời 798 lăng mộ.

Trong đó, huyện Phong Điền 83 hộ được bố trí vào 3 khu tái định cư xây mới; thị xã Hương Thủy có 39 hộ được bố trí vào 2 khu tái định cư mới và xen ghép vào 2 khu tái định cư có sẵn; thị xã Hương Trà có 59 hộ bố trí vào 4 khu tái định cư xây mới và xen ghép vào khu tái định cư có sẵn.

Theo các địa phương, công tác giải phóng mặt bằng nhìn chung khá thuận lợi, các hộ dân đều đồng tình và thực hiện tốt công tác hoàn trả đất đai thu hồi. Những hộ dân thuộc diện di dời, tái định cư cũng đã thống nhất di dời đến nơi ở mới.

Đến thời điểm này, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra Quyết định phê duyệt xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Khu tái định cư được đầu tư tại xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) với diện tích 3ha, được phân thành 30 lô, mỗi lô có diện tích 480m2; trong đó, đất ở 300m2, còn lại là đất canh tác, với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

du an duong cao toc cam lo la son dang vuong mat bang
Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua huyện Cam Lộ.

Phía UBNB tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã phê duyệt đầu tư các khu tái định cư để sớm di dời các hộ dân, trong đó đã có 3/9 khu tái định cư khởi công xây dựng hạ tầng. Dự kiến, trong tháng 02/2020 sẽ khởi công xây dựng hạ tầng các khu tái định cư còn lại để kịp thời có mặt bằng cho các hộ dân thuộc diện di dời xây dựng nhà ở.

Ba khu tái định cư đầu tiên được huyện Phong Điền triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng gồm: Dự án đầu tư khu tái định cư xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) với diện tích hơn 1,6ha, tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Khu tái định cư hoàn thành sẽ bố trí tái định cư cho 16 hộ chính và 11 hộ phụ.

Dự án đầu tư khu tái định cư xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) với diện tích 3,8ha, tổng mức đầu tư 24,4 tỷ đồng. Dự án hoàn thành sẽ bố trí cho 32 hộ dân chính và 14 hộ phụ. Dự án khu tái định cư xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền), với diện tích 0,78ha, tổng mức đầu tư hơn 9,6 tỷ đồng. Dự án phục vụ tái định cư cho 10 hộ dân bị ảnh hưởng từ Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Làm việc với các đơn vị liên quan về Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án và các Sở, ngành liên quan để bàn giao mặt bằng đối với những đoạn đường còn lại hoàn thành công tác bàn giao vào tháng 03/2020 theo kế hoạch đề ra.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load