Chủ nhật 15/12/2024 05:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Đồng Nai: Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển bền vững

21:44 | 17/06/2023

(Xây dựng) - Tiến độ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai đang chậm nhưng không được vội vàng mà cần chú trọng vào chất lượng; không thể phát triển độc lập mà phải gắn với kết nối vùng để tạo nên đà phát triển chung; cũng cần thúc đẩy triển khai mô hình “thành phố sân bay”, khai thác tiềm năng từ thiên nhiên… đó là những ý kiến đóng góp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng Nai: Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển bền vững
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh: “Tiến độ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai đang chậm nhưng không được vội vàng mà cần chú trọng vào chất lượng”.

“Phải thực tế, không vội vàng”

Phát biểu tại “Hội thảo khoa học góp ý quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã thẳng thắn nhận định: “Thực tế hiện nay, tiến độ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai đang chậm nhưng không được vội vàng mà cần chú trọng vào chất lượng. Không để vì chạy đua thời gian mà làm cẩu thả. Các đơn vị cần bình tĩnh, phải có 1 đồ án quy hoạch chất lượng, tạo dựng được nền móng vững chắc để tỉnh Đồng Nai phát triển”.

Theo ông Lĩnh, quy hoạch phải thực tiễn và cần cân nhắc kỹ lưỡng các quyết định trong quy hoạch. Bởi lẽ một khi quy hoạch được thông qua sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh trong hàng trăm năm. Vì vậy cần phải có sự đột phá, biến đổi và mang tính thuyết phục về khoa học, đồng thời cần có những cơ hội mới để phát triển. Ngoài tầm nhìn mang tính địa phương ra, Đồng Nai cần có tầm nhìn về liên vùng, liên khu vực để phát triển bền vững lâu dài.

“Tỉnh Đồng Nai nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch lần này là một bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển của Đồng Nai, giúp cho tỉnh “cất cánh” không phải chỉ 10 năm tới mà với tầm nhìn xa hơn. Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển quy hoạch là câu chuyện quan trọng của sự phát triển bền vững, do đó các ý kiến đóng góp của các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học là rất quan trọng để lãnh đạo Đồng Nai có những quyết sách quan trọng về quy hoạch của Đồng Nai trong thời gian tới”,ông Lĩnh nhấn mạnh.

Nhìn nhận thế mạnh của Đồng Nai là công nghiệp cùng với vị trí đắc địa trong vùng Đông Nam Bộ, PGS.TS Nguyễn Minh Hà - Hiệu trưởng trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Với hơn 30 khu công nghiệp đang hoạt động, muốn công nghiệp trở thành một trong bốn trụ cột của nền kinh tế, Đồng Nai cần có chiến lược lâu dài, phát huy lợi thế từ hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng. Bên cạnh đó, cần xác định được 6 yếu tố hỗ trợ đi kèm như: Cơ sở hạ tầng kết nối đa phương thức; nguồn vốn đầu tư đa dạng, chất lượng; nguồn nhân lực chất lượng cao; chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; quản trị và điều hành đồng bộ, hiệu quả; thể chế, chính sách đột phá. Ngoài ra phải xây dựng nền công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp hiện đại, đặt nền tảng cho các chuỗi giá trị công nghiệp chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai: Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển bền vững
PGS.TS Nguyễn Minh Hà: “Đồng Nai cần có chiến lược lâu dài, cố gắng phát huy lợi thế từ hạ tầng giao thông, kết nối liên vùng”.

Cũng nhìn nhận về thế mạnh của tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Văn Hà - Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định: Đồng Nai không thể phát triển độc lập mà phải gắn với kết nối vùng để tạo nên đà phát triển chung. Đồng Nai cần xác định trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và thương mại dịch vụ là những trụ cột kinh tế nhưng phải gắn với kết nối vùng.

“Thành phố sân bay” là mũi nhọn phát triển

Nhận thấy, Đồng Nai với các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên mới chỉ liên kết giao thông, chưa có nhiều hoạt động giao thương, thiếu đồng bộ, chưa mang tính hiệu quả cao. PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) cho rằng: Khi quy hoạch, tỉnh Đồng Nai cần tạo ra cơ hội kết nối liên kết vùng để cùng nhau phát triển. Đồng Nai cũng cần thúc đẩy triển khai mô hình “thành phố sân bay”, với lõi là Cảng hàng không quốc tế Long Thành cùng hệ thống trung tâm logistics thông minh, đồng bộ, kết hợp tối ưu các hạ tầng vận tải, kho bãi hiện hữu trên địa bàn. Thúc đẩy các nền tảng dịch vụ đô thị, lưu trú và mô hình du lịch MICE (hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện…) với các tiện ích, hạ tầng đa dạng, thông minh. Song song đó phải phát triển các tổ hợp giáo dục đào tạo chuyên sâu cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm: Hình thành hệ sinh thái nghiên cứu, đào tạo khoa học công nghệ, khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp mang tính đổi mới.

Đồng Nai: Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển bền vững
PGS.TS Nguyễn Hồng Quân: “Trong tương lai, khi quy hoạch, tỉnh cần tạo ra cơ hội kết nối liên kết vùng để cùng nhau phát triển”.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu quy hoạch phải mang tính khả thi, ứng dụng những tư duy hiện đại để đánh thức hết tiềm năng và lợi thế của Đồng Nai, khai thác được tiềm năng thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; định hướng để Đồng Nai phát triển bền vững.

Đồng Nai: Quy hoạch là chìa khóa quyết định của sự phát triển bền vững
Quy hoạch Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh.

Với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, tỉnh Đồng Nai xác định tầm nhìn đến 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế và là một trong 10 thành phố đáng sống nhất châu Á; nơi tập trung các trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "net-zero 2050".

Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Phước công bố quy hoạch: Hướng tới cực tăng trưởng Đông Nam Bộ

    (Xây dựng) – Ngày 14/12, tỉnh Bình Phước đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó định hướng phát triển Bình Phước thành “điểm đến hấp dẫn” và là cực tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ.

  • Đắk Nông: Đề xuất 3 mô hình phát triển đô thị thành phố Gia Nghĩa trong tương lai

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đắk Nông làm việc với Liên danh tư vấn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2045. Các đơn vị tư vấn quy hoạch đã đề xuất 3 mô hình phát triển cho đô thị Gia Nghĩa bao gồm: Mô hình đô thị hóa dọc tuyến; mô hình mật độ đô thị của các trung tâm hiện có và mô hình đa trung tâm bằng cách tạo các vùng lân cận mới.

  • Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai

    (Xây dựng) – Ngày 12/12, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai – Những nội hàm hướng tới”. Đây là Tọa đàm I thuộc Diễn đàn “Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam và 45 năm hình thành, phát triển của Viện Kiến trúc Quốc gia.

  • Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

  • Khánh Hòa: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực núi Chín Khúc

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh.

  • Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 6396/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3, tỷ lệ 1/2000 tại các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load