Thứ năm 02/05/2024 11:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

11:10 | 19/04/2024

(Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua Cần Thơ đang chờ cát.

Khi các địa phương “hiệp lực”

Không chỉ riêng ông Đạt lo âu mà nhiều lãnh đạo các địa phương chung tình trạng sợ chậm tiến độ công trình, dự án do thiếu cát. Sau khi đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đơn vị thi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua thành phố Cần Thơ đứng ngồi không yên chờ cát. Dù phân công các đội thi công hạng mục khác nhưng cát không có làm sao san lấp mặt bằng. Vì vậy nhiều báo cáo gửi đến UBND thành phố Cần Thơ cầu cứu nỗi lo chậm tiến độ công trình. Ngày 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đến làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng để xem xét hỗ trợ nguồn cát san lấp. Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 là công trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với các địa phương có dự án cao tốc đi qua và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu dự án hoàn thành đúng tiến độ, các dự án quan trọng khác sẽ được khởi động, tạo động lực cho cả vùng phát triển.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình
Những sà lan cát từ An Giang “tiếp tế” cho Cần Thơ.

Trong quá trình triển khai dự án, thành phố Cần Thơ gặp khó khăn về nguồn cát san lấp và được tỉnh An Giang hỗ trợ 2,3 triệu m3, hiện còn thiếu khoảng 4,7 triệu m3 cát. Thành phố Cần Thơ đề nghị, tỉnh Sóc Trăng xem xét hỗ trợ nguồn vật liệu cát san lấp khoảng 5 triệu m3, giúp thành phố triển khai dự án cao tốc bảo đảm đúng tiến độ đề ra, góp phần tạo động lực phát triển cho các tỉnh, thành phố có dự án cao tốc và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, tỉnh khảo sát lại nguồn cát sông hiện có, nếu trữ lượng bảo đảm sẽ sớm hỗ trợ thành phố Cần Thơ nguồn cát san lấp thi công dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Địa phương hiện có 7 mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường để cung cấp cho dự án thành phần 4 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 với tổng trữ lượng 16,5 triệu m3. Do nằm ở cuối sông Hậu, cát có kết cấu thành phần có các lớp cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất nên không thể sử dụng trực tiếp san lấp cho công trình mà phải qua khâu tuyển rửa xong mới sử dụng. Tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cát biển cấp 333, cấp 222 đạt 680 triệu m3; trong đó, cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3 có thể đáp ứng được nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đang chờ cơ quan Trung ương xem xét quyết định sử dụng nguồn cát biển.

Trước đó, UBND thành phố Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản đề nghị các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang hỗ trợ tổng cộng khoảng 8,2 triệu m3 cát. Bao gồm như sau: Tỉnh Vĩnh Long được đề nghị hỗ trợ Hậu Giang 1,8 triệu m3 và Cần Thơ 0,8 triệu m3; tỉnh Đồng Tháp được đề nghị hỗ trợ Hậu Giang 2,6 triệu m3; tỉnh Tiền Giang được đề nghị hỗ trợ Cần Thơ 3 triệu m3. Cần Thơ và Hậu Giang là hai địa phương gặp khó khăn về nguồn cát san lấp cho các dự án thành phần 2 và 3 qua địa bàn. Hiện nguồn cát chủ yếu được xác định vào khoảng 5 triệu m3 (đạt 38% tổng nhu cầu), nguồn khai thác từ An Giang nưng chưa hoàn thiện các thủ tục khai thác. Riêng Cần Thơ, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ đang chờ UBND tỉnh An Giang cấp phép để khai thác phục vụ cho công trình. Tuy nhiên, mỏ cát được cấp phép ở An Giang chỉ hơn 2,2 triệu m3, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong năm 2024; còn lượng cát thiếu hụt của dự án gần 5 triệu m3 đang nhờ sự hỗ trợ của các tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra tiến độ công trình.

Cung không đáp ứng đủ cầu

Trở lại những sà lan chở cát vừa được khái thác, theo đánh giá của đơn vị thi công, trước việc triển khai hàng loạt công trình thì lượng cát cung cấp không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu của đơn vị thi công. Chỉ tính dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng còn thiếu khoảng 4,7 triệu m3 cát tại dự án thành phần 2. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có vướng mắc tại 3 trong số 4 dự án thành phần, gồm các dự án thành phần 2, 3 và 4. Khó khăn, vướng mắc tại 3 dự án thành phần này đều bao gồm những vấn đề liên quan tới nguồn vật liệu cát.

Ngày 6/3, UBND tỉnh An Giang có bản xác nhận về việc xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Tiền đoạn thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang phục vụ dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, đoạn qua thành phố Cần Thơ theo cơ chế đặc thù được Quốc hội và Chính phủ cho phép với tổng trữ lượng là 3,285 triệu m3; dự kiến bắt đầu khai thác vào tháng 4/2024. Trữ lượng mỏ khoảng 3,285 triệu m3, tuy nhiên theo hồ sơ khảo sát mỏ thì khối lượng đủ điều kiện sử dụng cho dự án khoảng 2,3 - 2,4 triệu m3. Thực tế, nhu cầu nguồn cát san lấp của dự án khoảng 7 triệu m3 thì dự án còn thiếu khoảng 4,7 triệu m3 vật liệu cát san lấp.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình
Lượng cát khai thác được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị, UBND tỉnh An Giang tiếp tục xem xét, hỗ trợ cấp thêm mỏ cát trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm bảo đảm kịp thời nhu cầu vật liệu cho công tác thi công xây lắp các gói thầu. Ban để nghị UBND tỉnh Vĩnh Long sớm xem xét, tiếp tục hỗ trợ thủ tục khai thác các mỏ cát nhằm đảm bảo nhu cầu vật liệu cho công tác thi công xây lắp các gói thầu. Tương tự, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ và các nhà thầu vẫn tiếp tục làm việc với các địa phương như tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Sóc Trăng để có nguồn cát phục vụ công tác thi công của dự án… Đồng thời cho phép mua cát thương mại ngoài danh mục mỏ trong hồ sơ khảo sát để triển khai các hạng mục phụ trợ của dự án như đường công vụ, mặt bằng thi công cầu…

Liên quan tới cát biển để san lấp, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ và hướng dẫn địa phương trong việc lựa chọn công nghệ khai thác cát biển bảo đảm phù hợp với điều kiện khí tượng, thủy văn khu vực nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường và nuôi trồng thủy sản trong khu vực cũng như xây dựng mô hình tính toán, thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên và môi trường khu vực biển Sóc Trăng và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, do chưa xác định được giá cát, giá đất cụ thể tại thời điểm ký kết hợp đồng (do chưa xác định được mỏ, chưa được giao mỏ, chưa xác định được chi phí khai thác) nên giá cát, giá đất đắp trong hợp đồng chỉ là dự kiến. Sau khi giao mỏ cho nhà thầu và tổ chức khai thác cát, chủ đầu tư sẽ tổ chức xây dựng lại giá cát và điều chỉnh lại hợp đồng.

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Chấp thuận dự án khai thác đất sét, đất san lấp cho Công ty TNHH Thiện Tâm với diện tích 27,8ha

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã có Quyết định số 1024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với dự án khai thác khoáng sản đất sét, đá sét bán phong hóa làm vật liệu xây dựng thông thường và đất làm vật liệu san lấp công trình tại xã Đại Phong và xã Đại Tân huyện Đại Lộc.

  • Hội nghị thường niên Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam năm 2024 tổ chức Hội nghị thường niên năm 2024.

  • Khai mạc Triển lãm ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng SACABUILD Đồng Nai

    (Xây dựng) - Ngày 26/4, Triển lãm ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng SACABUILD Đồng Nai (Triển lãm SACABUILD) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Đồng Nai. Đây là triển lãm đầu tiên về ngành Vật liệu xây dựng do Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) và Chi hội ngành Cửa Thành phố Hồ Chí Minh (SADOOR) phối hợp tổ chức.

  • Lam nhôm chắn nắng Đồng Tâm - Vật liệu chắn nắng vượt trội

    (Xây dựng) - Lam nhôm chắn nắng Đồng Tâm là giải pháp hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm vật liệu chắn nắng hiệu quả, bền bỉ và thẩm mỹ cao. Sản phẩm được làm từ nhôm cao cấp, với nhiều mẫu mã đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với nhiều ưu điểm vượt trội, lam nhôm Đồng Tâm ngày càng được tin dùng bởi các kiến trúc sư, nhà thầu và gia chủ.

  • Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

    (Xây dựng) – Triển lãm Quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024 sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng từ ngày 9 – 13/5. Sự kiện do Trung tâm thông tin (Bộ Xây dựng), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng Vietbuild, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

  • Koffmann giới thiệu sản phẩm cao cấp Classic tại Hội nghị khách hàng 2024

    (Xây dựng) - Trên hành trình chinh phục thị trường cửa thép vân gỗ, Koffmann luôn khẳng định vị thế thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp với những sản phẩm chất lượng cao. Trong năm 2024, Koffmann đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự kiện Lễ ra mắt sản phẩm mới Classic và Hội nghị khách hàng thường niên được tổ chức vào ngày 25/4 vừa qua. Đây là sự kiện đặc biệt đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của Koffmann, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu của thương hiệu trong ngành cửa thép vân gỗ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load