Thứ sáu 26/04/2024 14:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đổi thay thị trấn Trới

10:53 | 21/10/2014

(Xây dựng) - Tháng 3/1957, thị trấn Trới được thành lp, thuộc huyn Hoành Bồ, Quảng Ninh. Trong quá trình phát trin, thtrn Tri dn chnh trang, mrng thành 10 khu dân cư như hin nay, với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.218 ha. Dân số có gần 14 nghìn người. Trong đó dân số nội thị chiếm 95,0% tổng dân số toàn thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 90,43%.

Thị trấn Trới hiện là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện miền núi Hoành Bồ. Trước đây, làng Trới nằm gần cửa Vạn Yên, dọc bờ suối Váo. Ban đầu chỉ có phần đất của phố Trới và làng Trới, dân cư có vài trăm hộ chủ yếu là người Hoa và người Kinh. Trới lúc này thuộc khu Hồng Quảng.


Một góc thị trấn Trới.

Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoành Bồ, thị trấn Trới đã thu hút được nhiều nguồn lực cho đầu tư và xây dựng. Đô thị ngày một phát triển cả về quy mô và chất lượng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng, đời sống của người dân ngày một nâng cao. Năm 2012 thị trấn Trới được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là đô thị loại V.

Nhờ có vị trí địa lý liền kề với thành phố Hạ Long gần các trung tâm du lịch lớn như vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, các khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Yên Tử, khu di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng, cũng như các di tích lịch sử văn hóa nhà Trần khu vực Tây Yên Tử, đấy cũng là lợi thế để thị trấn Trới thu hút xây dựng các điểm dịch vụ du lịch, hình thành các tuyến du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái… vì vậy các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn tiếp tục phát triển khá. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 599 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước; giá trị sản xuất chung ước đạt 380 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành dịch vụ vận tải ước đạt 118 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước.  Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 96 tỷ đồng (giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế). Giá trị sản xuất bình quân hàng năm của ngành công nghiệp - xây dựng tăng 24,8% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 14,8%).

Trên địa bàn thị trấn có chợ Trới là chợ trung tâm (đạt quy mô loại I, với tổng diện tích quỹ đất là 1,4ha). Có hệ thống của hàng bách hóa, bán lẻ, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển theo hướng hiện đại, có bản sắc địa phương dọc các trục đường Nguyễn Trãi, Hữu Nghị tại khu vực trung tâm thị trấn. Quy mô công suất và chất lượng dịch vụ đảm bảo phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn, hỗ trợ phục vụ cho địa bàn thành phố Hạ Long tại khu vực lân cận.

Nhờ tập trung phát triển kinh tế và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thị trấn chuyển dịch nhanh và mạnh theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp. Năm 2013 tỷ trọng cơ cấu là: Thương mại, dịch vụ 76,8%; công nghiệp- xây dựng 21%;  nông, lâm, thủy sản 2,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 4 triệu đồng/tháng, tương đương 48,6 triệu đồng/năm, bằng 1,2 lần so với bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,82%.


Thị trấn Trới giàu tiềm năng du lịch sinh thái.

Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân thị trấn ngày càng được nâng cao. Trong đó, việc triển khai các chương trình an sinh xã hội, lao động, việc làm, được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân cũng được quan tâm. Hiện thị trấn có trường THPT có quy mô 6.946m2, 19 phòng học, với tổng số 885 học sinh, đạt chuẩn quốc gia;  Trung tâm giáo dục thường xuyên có quy mô 3.000m2,  có 8 phòng học với 500 học sinh; Trường THCS quy mô 18 phòng học với 621 học sinh, diện tích 7.200m2 (trường đạtchuẩn Quốc gia); Trường tiểu học, quy mô 29 phòng học với 847 học sinh, diện tích khoảng 11000m2  (trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II). Ngoài ra, địa bàn thị trấn còn có Trung tâm bồi dưỡng chính trị có quy mô 3.290m2, 12 phòng học, hàng năm đào tạo, bỗi dưỡng 2.783 học viên. Phân hiệu 2 trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm có quy mô 62.968m2, có 12 phòng học, hàng năm đào tạo 1.815 học sinh cho nhiều ngành nghề. Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn có quy mô 7,2ha, đang xây dựng tại khu gần cầu Trới 2 với tổng số tiền 330 tỷ đồng. Giai đoạn 1 hiện đang xây lắp giá trị công trình 130 tỷ đồng, phía Hàn Quốc đầu tư 5,4 triệu USD tương đương 112 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh Quảng Ninh 20 tỷ đồng.
Thị trấn có Bệnh viện đa khoa huyện có 150 giường bệnh, có Trung tâm y tế huyện, có  Trạm y tế thị trấn quy mô 2.425m2.  Đến nay, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Ngoài ra còn có 6 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, 6 đơn vị y tế cấp cơ quan tại các cơ quan đóng quân trên địa bàn huyện đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công nhân và nhân dân.

Thị trấn cóTrung tâm thể thao huyện với diện tích  35.000m2, bao gồm các công trình sân vận động, nhà thi đấu thể thao, sân tennist (theo tiêu chuẩn); 1 Trung tâm văn hóa tại khu 6 có quy mô 9.800m2 có hệ thống sân bãi luyện tập TDTT, Nhà văn hóa trung tâm có quy mô 700 chỗ; có nhà thư viện. Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Trới còn có Nhà thi đấu của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm có quy mô 1.000 chỗ ngồi… đáp ứng nhu cầu luyện tập thể thao của nhân dân.

Kinh tế - xã hội phát triển, thị trấn có điều kiện đã tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các công trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, cải thiện rõ rệt bộ mặt kiến trúc, cảnh quan đô thị. Thị trấn có tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố chiếm 86,49%. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 17,4 m2 sàn/người. Kiến trúc thị trấn được góp thêm sắc màu hiện đại bằng sự xuất hiện của các công trình mới. Đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhiều tầng. Các công trình văn hóa, công trình phục vụ cộng đồng mới được xây dựng đã giúp cho cảnh quan thị trấn đẹp và sinh động hơn. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông… được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn sự nghiêp phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ.

Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân thị trấn. Trên địa bàn huyện Hoành Bồ có nhà máy xử lý cung cấp nước sạch cho thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn luôn được đáp ứng đầy đủ. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khu vực nội thị hiện trạng đạt 120 lít/người, ngày đêm. Đạt 100% dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch.


Thị trấn Trới, đô thị bên bờ sông.

Những năm gần đây, hệ thống công viên cây xanh được đầu tư phát triển mạnh cùng với việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị. Hiện trên địa bàn toàn thị trấn có 4 khu cây xanh vườn hoa, công viên là vườn hoa công viên khu vực phía Bắc trường THPT Hoành Bồ tại khu 4, vườn hoa đối diện Bệnh viện ĐKKV tại khu 10, vườn hoa phía Tây kho bạc huyện tại khu 4, Khu cây xanh công viên trong khu đô thị Bắc sông, vườn cây khu vực Nghĩa trang liệt sĩ huyện; ngoài ra còn có các diện tích cây xanh trong khuôn viên các cơ quan, xí nghiệp đóng quân trên địa bàn với tổng diện tích cây xanh toàn thị trấn là 7,19 ha. Chỉ tiêu đất cây xanh đô thị  đạt 5,15m2/người.

Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn luôn được quan tâm. Thị trấn hợp đồng với đơn vị chuyện trách thực hiện công tác thu gom chất thải sinh hoạt trên địa bàn, đưa về xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại khu xử lý tập trung. Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được gom đạt 95%, được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh) đạt 75%.

Bên cạnh các công trình văn hóa được Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, đến

nay, tất cả các khu phố đều có nhà văn hóa được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của nhân dân và đi vào hoạt động có hiệu quả. Các  Nhà văn hóa khu phố có hệ thống loa truyền thanh, internet được xây dựng, lắp đặt đến nơi, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong năm 2014, huyện đã triển khai dự  án cải tạo kiến trúc cảnh quan khu vực cầu Trới và dọc 2 bên bờ sông lân cận cầu Trới; cải tạo kiến trúc cảnh quan khu vực cổng trào vào huyện và khu vực Nhà văn hóa khu 1; Dự án đầu tư xây dựng vườn hoa khu 7 tại khu vực dốc Đỏ; dự án đầu tư xây dựng cổng trào vào các khu đô thị mới ở khu vực phía Nam của thị trấn.

Qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay thị trấn Trới đã đóng vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa, xã hội của huyện Hoành Bồ. Đồng thời, thị trấn còn là một đô thị phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ, du lịch khu vực Tây Bắc thành phố Hạ Long và là trung tâm giao lưu của huyện với các địa phương lân cận khác trong tỉnh như thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả và tỉnh Bắc Giang… Khu vực đô thị trung tâm của Hoành Bồ phát triển không gian đáng kể về phía Đông (về phía các xã Lê Lợi và Thống Nhất). Quy mô đô thị sẽ lớn hơn nhiều khi phạm vi được mở rộng để hình thành các khu chức năng mới theo Quy hoạch chung xây dựng khu phía Bắc cầu Bang và dọc trục đường Trới - Vũ Oai giai đoạn đến 2020. Việc hình thành khu công nghiệp Hoành Bồ, xây dựng các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long, tuyến đường giao thông kết nối Quảng Ninh - Hải Phòng sẽ là các yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển cho Hoành Bồ và đô thị thị trấn Trới trong những năm tiếp theo.

Việc nâng cấp thị trấn Trới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV sẽ góp phần tác động đến sự phát triển của thị trấn và  của huyện Hoành Bồ.  Đây là niềm tự hào, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân thị trấn trong công cuộc xây dựng quê hương Quảng Ninh giàu đẹp văn minh.

Linh Khang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load