Thứ bảy 23/11/2024 00:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên

16:00 | 08/03/2023

(Xây dựng) - Theo học ngành thiết kế thời trang trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, ngay từ những năm đầu đại học Đỗ Hoàng Yến đã có ý thức phấn đấu là một trong những sinh viên nổi bật trong học tập và các hoạt động của nhà trường. Những mẫu thiết kế của cô luôn được giảng viên đánh giá rất cao bởi góc nhìn trẻ trung, bởi những nét hiện đại hài hòa, đan xen đầy tinh tế với nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc. Hoàng Yến chia sẻ: “Văn hóa truyền thống luôn là nét đẹp trường tồn cùng thời gian, là điều cốt lõi tạo nên giá trị mỗi dân tộc. Là một sinh viên ngành thời trang em luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để tạo nên những điều mới lạ mà không làm mất đi giá trị cốt lõi bao thế hệ, mong góp một phần công sức để nét đẹp truyền thống có một đời sống riêng trong xã hội hiện đại”.

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Đỗ Hoàng Yến với trang phục tự thiết kế cùng thầy Nguyễn Trí Dũng (Phó khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp, Trưởng ngành Thời trang, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội).

Hoàng Yến cũng góp phần quan trọng thành lập CLB Thời trang, đồng thời là Chủ nhiệm CLB Thời trang đầu tiên của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Ngoài ra, cô còn tham gia thiết kế trang phục cho thí sinh dự thi “Hoa Hậu Du Lịch Việt Nam toàn cầu năm 2021” bộ trang phục lấy tông màu vàng là chủ đạo, bên ngoài sử dụng kỹ thuật đính thủ công hình Phượng Hoàng kết hợp cánh tay xòe rộng và các chất liệu đan xen tượng trưng cho công danh, thịnh vượng của người đàn ông. Bên trong lấy ý tưởng từ chiếc áo tứ thân biểu tượng cho người phụ nữ. Qua bộ trang phục Hoàng Yến muốn tôn vinh vẻ đẹp hiền thục, đảm đang, đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam và muốn gửi gắm thông điệp: Sự thành công của người đàn ông luôn dựa trên nền tảng của gia đình mà ở đó người phụ nữ là chủ đạo.

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Trang phục Hoàng Yến thiết kế cho thí sinh dự thi “Hoa Hậu Du Lịch Việt Nam toàn cầu năm 2021”- Nguyễn Như Ngọc.

Luôn nung nấu ý định đưa thời trang vào phục vụ đời sống Hoàng Yến mong muốn rằng cùng với sách vở, phim ảnh… thời trang cũng sẽ là phương tiện để truyền tải, định hướng được suy nghĩ, phong cách tích cực cho cá nhân và xã hội. “Mình nghĩ rằng hiện nay, thời trang không còn là một ngành tách biệt với tính ứng dụng đời sống. Xã hội càng phát triển thì con người càng quan tâm đến lĩnh vực này hơn. Chính vì vậy, thời trang phải thở cùng nhịp với hơi thở của cuộc sống con người. Mình muốn từ những vấn đề thời sự thông qua lăng kính nghệ thuật khiến cho cuộc sống thi vị hơn và sau đó lại thời trang hóa nó”, Hoàng Yến bộc bạch.

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Hoàng Yến (bên trái) cùng “Bà trùm làng mốt” Trang Lê - Người chắp cánh đưa thời trang Việt bay cao.

Không chỉ dùng thời trang để lan tỏa tình yêu đối với nét văn hóa truyền thống dân tộc, trong bộ sưu tập tốt nghiệp K18 mới đây, Hoàng Yến đã tinh tế đầy sáng tạo, cô lấy ý tưởng “Hơi thở cuộc sống - Hậu Covid” để khắc hiện những tổn thương, đặc biệt làm sống lại sức sống mãnh liệt của con người sau đại dịch.

Ý tưởng này đã được các thầy cô hướng dẫn của ngành thời trang hết sức ủng hộ vì đã đưa được vấn đề thời sự nóng hổi của cuộc sống vào trong nghệ thuật và thời trang hóa được những nội dung này.

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Bộ sưu tập “Life_2023” (Ảnh: DonutPhotography).

Chia sẻ về BST (bộ sưu tập) “Life-2023”, Hoàng Yến tâm sự: “Năm 2019, Covid-19 xuất hiện và lan rộng mà hậu quả của nó quá đỗi tàn khốc. Song, thông qua BST Hoàng Yến muốn gửi gắm thông điệp đó là sự khát khao, sức sống của con người vẫn phát triển và thích nghi một cách mạnh mẽ. Hình ảnh con người giống như những bông hoa mọc ra từ vết nứt trên khe đá, sức mạnh nội tại mãnh liệt không gì có thể quật ngã. Con người vẫn phải thở để sống, cũng như phải vận động để tồn tại dù là ai? Ở độ tuổi nào ? vì thế thích nghi và phát triển là xu thế và phù hợp với quy luật. Điều quan trọng, sau đại dịch, mỗi người đều sống chậm lại, biết trân trọng những giá trị vô hình, biết yêu thương, chia sẻ và có trách nghiệm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình, người thân và cộng đồng.

Đồ án tốt nghiệp với 5 bộ trang phục được thực hiện trong 4 tháng, từ khâu nghiên cứu đến hoàn thành sản phẩm. Tất cả các chi tiết trên trang phục được đính kết thủ công vô cùng tỉ mỉ. BST của Hoàng Yến vừa khắc họa được lại hiện thực cuộc sống,vừa truyền được cái nhìn tích cực cho xã hội. Tất cả đều hài hòa trong từng chi tiết, chất vải đến bối cảnh.

Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Đỗ Hoàng Yến - Cô sinh viên vừa hồng vừa chuyên
Mỗi thiết kế mang những ý tưởng cụ thể khơi dậy sức sống mãnh liệt sau đại dịch. (Ảnh: Chí Linh).

Được ảnh hưởng từ nét văn hóa truyền thống của gia đình: Bố mẹ đều là đảng viên, bố là giảng viên Đại học, mẹ là phóng viên. Ông ngoại của Yến là một trong những nhân vật lịch sử được viết trong cuốn sách “Hành trình lính tăng tiến dinh Độc Lập” Hoàng Yến được đánh giá là một trong những đại diện cho thế hệ trẻ năng động, nhiệt huyết, đầy bản lĩnh trong xã hội hiện đại. Dù tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa nhưng cô luôn nỗ lực học tập và đều đạt học lực giỏi hoặc xuất sắc qua các kỳ. Vinh dự hơn cô đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ năm thứ 3 Đại học - đây là điều không dễ dàng đạt được ở môi trường đại học.

Cô gái trẻ đầy ước mơ và hoài bão với ngành Thời trang mong muốn có thể du học thêm ở nước ngoài để tiếp thu những phát triển mới. Sau đó, trở về xây dựng tên tuổi, thương hiệu riêng của chính mình, nhằm thỏa mãn cái “tôi” trong thiết kế và ước muốn góp phần làm đẹp cho cuộc sống. Hy vọng trong tương lai gần, Hoàng Yến sẽ trở thành nhà thiết kế trẻ đầy tiềm năng của làng thời trang, cho ra mắt những BST đầy ý nghĩa và thể hiện được chất riêng của mình.

Thu Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhơn Trạch (Đồng Nai): Trường học hơn 13 tỷ đồng xây xong rồi… bỏ hoang

    (Xây dựng) - Một công trình trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư vừa được xây mới tại xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng thì bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Vì trường mới bị xuống cấp, bỏ hoang, nhiều năm nay, toàn bộ học sinh của trường buộc phải học nhờ ở trường khác trên địa bàn. Đó là “thực trạng buồn” tại trường THCS Dương Văn Thì (xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch).

  • Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện

    (Xây dựng) - Hội thảo quốc tế “Hạnh phúc trong giáo dục” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức là cơ hội để vun đắp thế hệ học sinh vừa có năng lực học tập tốt vừa sống hạnh phúc.

  • TS. Phan Thị Thúy Quyên được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng của nhà trường. Theo đó, TS. Phan Thị Thúy Quyên, Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhà trường.

  • Người truyền lửa tri thức, từ giảng đường tới mỗi công trình

    (Xây dựng) - TS. Nguyễn Đăng Hanh dù xuất hiện với vai trò một nhà giáo trên giảng đường hay một nhà quản lý, một kỹ sư xây dựng đều cho thấy sự nhiệt huyết cùng cái tâm với nghề.

  • Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học

    (Xây dựng) - Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí - Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

  • Kon Tum: Giáo dục Đăk Hà đẩy mạnh chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp linh hoạt, sát với điều kiện thực tiễn. Qua đó, triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load