Thứ ba 21/05/2024 23:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới

09:17 | 01/05/2024

Để tạo động lực phát triển trong tương lai, TP Hà Nội dự kiến xây dựng 4 thành phố trực thuộc, 1 sân bay ở phía Nam, hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị.

Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn tới năm 2065 dự kiến được trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp thứ 7 khai mạc ngày 20/5.

Quy hoạch này có nhiều nội dung quan trọng với kỳ vọng thay đổi diện mạo TP Hà Nội, giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quá tải bệnh viện, trường học…

Xây dựng 4 thành phố trực thuộc

Theo quy hoạch, trong tương lai Hà Nội sẽ có 4 thành phố trực thuộc nằm ở phía Bắc, phía Tây, phía Nam và thành phố Sơn Tây - Ba Vì. Các thành phố này được kỳ vọng là động lực mới để phát triển Thủ đô trong tương lai.

Cụ thể, Hà Nội sẽ dành nguồn lực xây dựng thành phố phía Bắc, nằm trên địa bàn các huyện Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn; thành phố phía Tây thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất) và thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ).

Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới
Khu vực Hòa Lạc được định hướng trở thành thành phố phía Tây Thủ đô. Ảnh: Thạch Thảo

Trong đồ án, TP Hà Nội cũng dự kiến xây dựng thành phố phía Nam (huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa). Ngoài ra, Hà Nội còn nghiên cứu hình thành thêm thành phố du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì.

Việc hình thành đô thị phía Nam nhằm xây dựng trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường không, đường sắt (đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị), đường thủy (sông Hồng) và đường cao tốc (Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 5B - Tây Bắc).

TP phía Bắc sẽ lấy sân bay Nội Bài là hạt nhân định hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ; đồng thời là trung tâm dịch vụ về tài chính, công nghiệp công nghệ cao.

Theo quy hoạch, thành phố phía Bắc có tổng diện tích khoảng 633km2, quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu người. Đất đô thị của thành phố này khoảng 385km2, dân số khoảng 2,92 triệu người; khu vực khác rộng khoảng 248km2 với dân số khoảng 330 nghìn người. Thành phố phía Bắc có khoảng 45 phường và 24 xã.

Thành phố phía Tây có trung tâm là khu công nghệ cao Hòa Lạc và thị trấn Xuân Mai. Hà Nội định hướng thành phố này sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm bán dẫn, phần mềm, trí tuệ nhân tạo.

Thành phố phía Tây có diện tích khoảng 251km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 135km2, dân số 1,08 triệu người; khu vực ngoại thị khoảng 116km2 với dân số 120 nghìn người. Định hướng thành phố phía Tây có 16 phường và 8 xã.

Các thành phố trên của Hà Nội được coi là vùng phát triển đặc thù, nên cần cơ chế riêng biệt, bao gồm mô hình chính quyền đô thị với thể chế đặc thù.

Hoàn thiện 14 tuyến đường sắt đô thị

Về giao thông, Hà Nội định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây.

Hà Nội cũng định hướng xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế giao thông cá nhân.

Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới
Hà Nội định hướng có 14 tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Chí Hiếu

Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt của Hà Nội sẽ kết nối với các trung tâm đô thị trong vùng và các huyện ngoại thành, đi ngầm đối với các đoạn tuyến nằm trong Vành đai 3,5.

Hà Nội cũng dành nguồn lực xây dựng đường sắt 1 ray trên cao (monorail) chạy ven hai bờ sông Hồng. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối với những điểm du lịch, cảnh quan và cả khu vực phố cổ.

Ngoài ra, TP Hà Nội còn chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đóng vai trò là trục ‘xương sống’, tạo động lực quan trọng cho phát triển KT-XH đất nước.

Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề về ùn tắc giao thông, mà còn thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân.

Sân bay thứ 2 vùng thủ đô

Theo quy hoạch, sân bay thứ 2 - Vùng thủ đô Hà Nội được đề xuất ở phía Nam. Việc xây dựng sân bay này để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô, Vùng thủ đô và quốc gia.

Về vị trí sân bay sẽ được cơ quan tư vấn chuyên ngành nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thời gian dự kiến đầu tư xây dựng sân bay thứ 2 vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới
Sân bay phía Nam Thủ đô được xây dựng sẽ giảm tải cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ảnh: Hoàng Hà

Hiện nay, TP Hà Nội đề xuất xây sân bay thứ 2 nằm ở phía Bắc của trục cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, thuộc các xã Tân Dân, Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) và Đồng Tân, Minh Đức, Trung Tú (huyện Ứng Hòa). Khu vực dự kiến xây dựng sân bay này rộng khoảng 1.700ha.

Vị trí xây dựng sân bay nằm trên trục không gian phía Nam, giúp kết nối đô thị trung tâm; liên kết Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, tạo động lực phát triển khu vực phía Nam.

Tuy nhiên, nếu xây ở địa điểm trên cần nâng đường trục kinh tế phía Nam lên cao tốc để phục vụ kết nối sân bay thứ 2 và bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối từ ga Hà Đông đến sân bay (khoảng 32km).

Theo Quang Phong/Vietnamet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hạ Long hướng tới thành phố của hoa và lễ hội

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU của Thành ủy (gọi tắt là Chị thỉ 20) về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Trên tinh thần kiến thiết đi đôi với quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cảnh quan môi trường để đô thị phát triển bền vững, thành phố của hoa và lễ hội.

    11:47 | 20/05/2024
  • Lục Ngạn: Phát triển đô thị bền vững, tạo động lực phía Đông tỉnh Bắc Giang

    (Xây dựng) – Theo chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025, huyện Lục Ngạn sẽ thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới. Trước ngưỡng cửa lịch sử, huyện Lục Ngạn đang dồn toàn lực hoàn thành và nâng cao các tiêu chí, gắn việc phát triển đô thị với bảo vệ môi trường, hài hòa với thiên nhiên.

    09:25 | 19/05/2024
  • Bắc Ninh: Trình Chính phủ Đề án thành lập thị trấn Nhân Thắng, huyện Gia Bình

    (Xây dựng) - Việc thành lập thị trấn Nhân Thắng thuộc huyện Gia Bình được đánh giá là phù hợp với hiện trạng phát triển, phù hợp với các quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đây cũng là quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các cấp của tỉnh Bắc Ninh.

    21:51 | 17/05/2024
  • Bắc Ninh: Đề án thành lập thị trấn Nhân Thắng được cử tri tán thành cao

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phát đi thông báo, về việc hoàn thiện xong quy trình lấy ý kiến cử tri bổ sung đối với Đề án thành lập thị trấn Nhân Thắng thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

    21:28 | 17/05/2024
  • Sơn La: Xây dựng thị trấn Phù Yên thành đô thị trung tâm

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 874/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đến năm 2035.

    15:26 | 17/05/2024
  • Thành phố Hòa Bình đạt 4/5 tiêu chí đô thị loại II

    (Xây dựng) - Để thành phố Hòa Bình được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1826/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị tỷ lệ 1/10.000 thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2045.

    15:20 | 17/05/2024
  • Quảng Ngãi chuẩn bị có thêm một thị trấn mới

    (Xây dựng) – Sau 10 năm dời trung tâm huyện lỵ về xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh sẽ có thị trấn mới cùng tên trong thời gian tới, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã của Tịnh Hà và một phần xã Tịnh Sơn.

    09:36 | 17/05/2024
  • Kon Tum: Tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn trong dự án hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Kon Tum đặt mục tiêu cải thiện hạ tầng đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn là một trong những thách thức lớn mà thành phố đang phải đối mặt.

    21:05 | 16/05/2024
  • Hải Phòng: Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trước năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị Thành ủy lấy ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025; Chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

    15:19 | 16/05/2024
  • Ninh Bình: Thành phố Hoa Lư sau hợp nhất rộng trên 150km2

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 – 2025, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình sẽ được hợp nhất và dự kiến có tên là thành phố Hoa Lư với tổng diện tích tự nhiên trên 150km2.

    14:04 | 15/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load