Thứ hai 29/04/2024 23:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đền Đông Cuông - Di tích lịch sử quốc gia tưng bừng hoạt động Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới

15:50 | 19/10/2023

(Xây dựng) - Trong tiết trời rất đẹp của những ngày mùa thu giữa tháng 10, người Tày Khao và cộng đồng các dân tộc tại xã Đông Cuông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, những chủ thể văn hóa lễ hội đang tất bật với những công việc, hoạt động Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023, với nhiều nghi lễ văn hóa, tín ngưỡng tâm linh độc đáo.

Đền Đông Cuông - Di tích lịch sử quốc gia tưng bừng hoạt động Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới
NNƯT Đặng Ngọc Anh nhận Giấy chứng nhận đã có nhiều đóng góp trong việc tổ chức Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn.

Đền Đông Cuông - Di tích lịch sử quốc gia và Lễ hội Đền Đông Cuông - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền - xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam, cách 150m đường chim bay, thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).

Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết, Đền có muộn nhất vào đời Lê. Được phát triển từ một ngôi miếu cổ thờ Đông Quang (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần). Theo Đại Nam nhất thống chí, Đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, húy là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quý để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được Nhân dân suy tôn, vua phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ.

Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết tại Đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Đền và khu vực Đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).

Lễ hội Đền Đông Cuông là loại hình lễ hội “Xuân Thu nhị kỳ”, với hội Xuân được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và hội Thu được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Chín âm lịch hằng năm, đã có từ lâu đời gắn với đời sống văn hóa tinh thần của mình hội tụ đa sắc thái văn hóa, với khởi đầu là tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc, Thành hoàng làng, mà đỉnh cao là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng được coi là tôn giáo - tín ngưỡng của người Việt, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.

Lễ hội mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão đầu năm và ngày Mão đầu tiên tháng 9 âm lịch.

Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước tượng Mẫu sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại. Đây là một trong những lễ chính của Lễ hội Đền Đông Cuông.

Lễ rước tượng Mẫu sang sông để thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức Ông, các thầy cúng làm thủ tục tế lễ, sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ. Đây cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu, cầu cho quốc thái dân an, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co, ném còn...

Năm 2000, đền Đông Cuông được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh; Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009. Ngày 16/1/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sự kiện Lễ hội Đền Đông Cuông nhằm mục đích quảng bá, tôn vinh và bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội Đền Đông Cuông, quảng bá hình ảnh Di tích lịch sử cấp quốc gia, Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Đền Đông Cuông đến du khách thập phương trong và ngoài nước, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Diễn xướng hầu đồng - hoạt động mở màn của Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023.

Diễn xướng hầu đồng là một nghi lễ hết sức đặc biệt mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại đền Đông Cuông nói riêng. Nghi lễ này đã được UNESCO vinh danh và được thế giới công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sáng ngày 17/10, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền Đông Cuông, với sự tham gia của 10 nghệ nhân dân gian, đồng đền, thanh đồng đến từ các bản hội trong cả nước, đã diễn ra màn diễn xướng hầu đồng, dâng hương kính Mẫu. Đây là hoạt động mở đầu các hoạt động của Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023, cầu tài, lộc, sức khỏe, bình an và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh.

Trong không gian trang nghiêm, các thanh đồng nhập vai từng nhân vật trong các giá đồng như: các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu, thể hiện những cử chỉ, ánh mắt đầy chất “nhập đồng”, kết hợp âm nhạc với các ca từ của hát chầu văn, giai điệu rộn ràng ca ngợi vẻ đẹp thanh cao, sự uy nghi, tối linh, công đức cũng như những lời khuyên răn đạo lý, thiện tâm của Mẫu, ca ngợi cảnh đẹp của núi rừng, quê hương, đất nước.

Màn diễn xướng càng cuốn hút hơn khi âm nhạc được phối hợp nhịp nhàng với những điệu múa uyển chuyển, linh hoạt của thanh đồng trong trang phục màu xanh của Bà mẹ núi rừng đã góp phần tạo nên cho nghi thức hầu đồng tại đền Đông Cuông mang sắc màu riêng, thiêng liêng nhưng không kém phần độc đáo.

Lễ hội Đền Đông Cuông năm nay có 100 nghệ nhân, thanh đồng trong cả nước đã đăng ký tham gia trình diễn nghệ thuật hầu đồng.

Đại diện lãnh đạo và Ban Tổ chức lễ hội, bà Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND Văn Yên phấn khởi cho biết, việc tổ chức Festival thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới tại Đền Đông Cuông năm nay là dịp để tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng tiếp tục quảng bá sâu rộng hình ảnh Đền Đông Cuông - Di tích lịch sử cấp quốc gia cùng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - Lễ hội Đền Đông Cuông đến với du khách thập phương trong và ngoài tỉnh, đến với bạn bè, du khách quốc tế, từng bước tạo sự đột phá về phát triển du lịch tâm linh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương, góp phần xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới.

Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Lễ hội Cơm mới Đền Đông Cuông - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 17-26/10 với 6 hoạt động chính là: trình diễn nghệ thuật hầu đồng; rước biểu tượng Mẫu Thượng ngàn; thi liên hoan hát văn, chầu văn huyện Văn Yên lần thứ nhất năm 2023 với chủ đề “Linh thiêng đất Mẫu”; triển lãm trưng bày tranh ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu; hội thi Khéo tay làm cốm: “Mâm cốm dâng Mẫu” và các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đẩy gậy, ném còn...

Ngọc Giang Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Theo đại diện Tập đoàn TTP, chủ đầu tư dự án SafaBay cho biết, đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Cẩm Phả, là dịp quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và điểm đến Quảng Ninh sôi động, hấp dẫn trong dịp cao điểm nghỉ dưỡng màu hè năm nay.

    22:16 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau

    (Xây dựng) – Đó là nhấn mạnh của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker trong Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên nhiên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

    19:05 | 27/04/2024
  • Bắc Ninh: “Giai điệu tự hào” vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại hồ Vua Bà, khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã diễn ra chương trình hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền với chủ đề "Giai điệu tự hào".

    15:12 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản kép đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

    (Xây dựng) – Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

    12:21 | 27/04/2024
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

    11:10 | 27/04/2024
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

    10:51 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    20:14 | 26/04/2024
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    20:15 | 25/04/2024
  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

    18:18 | 25/04/2024
  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

    16:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load