Thứ hai 07/10/2024 19:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô

19:32 | 01/10/2024

Chiều 1-10, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TƯ ngày 30-12-2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện.

Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo.

Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng Trung ương; đại diện Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn và đại diện Thường trực các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương.

Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dự hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Quang Thái

Tại hội nghị, Ban Tổ chức Trung ương đã báo cáo tóm tắt dự thảo kết quả thực hiện Quy định số 212-QĐ/TƯ. Đại diện các Tỉnh ủy, Thành ủy và các tổ chức chính trị - xã hội cũng nêu nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện Đề án bổ sung, sửa đổi Quy định số 212-QĐ/TƯ.

Tham luận tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nêu một số nội dung góp ý nhằm hoàn thiện các Dự thảo Quy định của Trung ương.

Về Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Quy định số 212-QĐ/TƯ của Ban Bí thư ban hành ngày 30-12-2019, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhất trí với Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Quy định số 212-QĐ/TƯ của Ban Bí thư do Ban Tổ chức Trung ương xây dựng.

Thực hiện Quy định số 212-QĐ/TƯ của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên trách của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động… bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động...

Bên cạnh đó, thành phố quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, biên chế theo đúng quy định.

Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô
Các đại biểu tham dự hội nghị tại các điểm cầu. Ảnh: Quang Thái

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã khẩn trương ban hành Kế hoạch số 183-KH/TU, ngày 25-3-2020 về rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội.

Thành phố bảo đảm nguyên tắc tối thiểu có 5 người mới lập một đầu mối trực thuộc; ban có dưới 10 người được bố trí trưởng ban và 1 phó trưởng ban; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 2 phó trưởng ban. Số lượng lãnh đạo cấp phó chuyên trách của cơ quan Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố là 21 đồng chí, cấp huyện từ 7-8 đồng chí… Kết quả hoạt động của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian vừa qua bảo đảm các yêu cầu đề ra, góp phần cùng hệ thống chính trị thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Đóng góp vào dự thảo Quy định số 212-QĐ/TƯ (bổ sung, sửa đổi), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với các nội dung đã được điều chỉnh trong dự thảo, đồng thời đề nghị: Sửa đổi tên “Ban Dân chủ pháp luật” tại Khoản 3, Điều 3 thành “Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội” để phù hợp với Quyết định số 120-QĐ/TƯ của Ban Bí thư ngày 6-9-2023 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế Thủ đô
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tham luận tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Quang Thái

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng kiến nghị, Ban Tổ chức Trung ương cho phép duy trì mô hình Trung tâm Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân thành phố) do đặc thù số lượng nông dân của thành phố khá lớn. Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội cũng đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025"…

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiến nghị, Trung ương xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giảm 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị; đồng thời giao bổ sung biên chế cho khối đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố…

Với quan điểm phân cấp, phân quyền mạnh mẽ theo nhiều quy định mới, mang tính đột phá được quy định tại Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề xuất, Trung ương quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức xây dựng Đảng của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng và công tác tổ chức xây dựng Đảng của thành phố nói chung; tham mưu các cơ chế đặc thù nhằm tạo đột phá để Hà Nội phát triển vượt bậc, xứng đáng với vai trò, vị thế là Thủ đô của cả nước.

Theo Hương Ly/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
  • Tây Ninh: Phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám gần 400 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã có quyết định phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám (đoạn từ cầu Quan đến đường Biên Phủ) với tổng mức đầu tư 391.408 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành từ năm 2023 đến 2026.

  • Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển đô thị theo hướng bền vững luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các địa phương trong cả nước. Để xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đặt ra nhiều kế hoạch cụ thể trong phát triển đô thị, trong đó sẽ hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh kết nối với khu vực.

  • Tăng tính chủ động trong việc chỉnh trang đô thị

    Tái thiết, chỉnh trang đô thị là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Luật Thủ đô (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

  • Xây dựng thị xã Sơn Tây xứng đáng vị thế trung tâm xứ Đoài

    Trải qua 100 năm thành lập, 70 năm được giải phóng hoàn toàn, đặc biệt là sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng.

  • 70 năm Giải phóng Thủ đô: Vươn mình phát triển mạnh mẽ

    70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mãi là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

  • An Giang: Thành phố Long Xuyên sẽ là đô thị thông minh nước

    (Xây dựng) - Theo ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Vệ, hướng phát triển đô thị Long Xuyên đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2045 là thành phố đáng sống (Livable City); Thành phố xanh và bền vững (Green and Sustainble City); Thành phố thông minh nước (Smart - Water City).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load