Thứ sáu 26/04/2024 10:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đề xuất nhưng… đừng chỉ là “đề xuất”!

09:05 | 18/09/2020

Thiết nghĩ, bất cứ việc gì có lợi cho người dân, cho môi trường và sự phát triển của thành phố… thì cũng đều đáng được trân trọng và khuyến khích! Điều tiên quyết là cứ minh bạch và công khai.

de xuat nhung dung chi la de xuat

Một thông tin mà chắc hẳn rất nhiều công dân Thủ đô cũng như người dân trên cả nước đều rất quan tâm đó là vào ngày 15/9 vừa rồi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất “giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch.

Chưa hết, đề xuất này còn hướng tới biến sông Tô Lịch - vốn nhiều năm qua bị coi là “dòng sông chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”.

Những ai đang sống ở Hà Nội, nhất là những khu vực quanh sông Tô Lịch, hay bất cứ ai từng đến Hà Nội và ngang qua dòng sông này, khi nghe đến đề xuất nói trên có lẽ cũng sẽ có cùng cảm xúc với người viết: kinh ngạc xen lẫn hi vọng và… cả nghi ngờ.

Gọi là “sông” nhưng thực tế, từ rất lâu, Tô Lịch đã được “cống hoá” và trở thành đường tiêu thoát nước mưa, dẫn nước thải.

Hiện nay, với chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì) nhưng trên toàn tuyến sông có tới hơn 280 cửa xả nước thải.

Theo ước tính của Sở TN&MT Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.

Với hiện trạng đó, những người “ngoại đạo” như chúng ta thật khó mà tưởng tượng được viễn cảnh sông Tô Lịch có thể lột xác để trở thành “công viên” với những cảnh quan long lanh được đưa ra như trong đề xuất của JVE.

Từng có thời gian dài sống ở khu vực gần đường Láng, ngay sát cạnh dòng chảy sông Tô Lịch, người viết vẫn còn nhớ như in nỗi niềm khắc khoải của một cụ già khi bế đứa cháu nội mới chào đời: “Bao giờ cho hết mùi hôi, Để hai ông cháu dạo chơi mỗi chiều?”…

Chỉ cần hết mùi hôi thôi, cũng đã ước mơ lắm rồi!

Cho nên, mong muốn cải tạo sông Tô Lịch, thay đổi diện mạo khu vực dòng sông đi qua cũng chính là điều mà người dân Hà Nội bao lâu nay chờ đợi. Vấn đề là tính khả thi của đề xuất đến đâu, bao giờ có thể thực hiện, hay cũng chỉ là đề xuất nằm trên giấy mà thôi?

Còn nhớ, từ hơn 10 năm trước (năm 2009), Sở TN&MT Hà Nội cũng đã đề xuất làm sống lại sông Tô Lịch bằng việc dùng nước sông Hồng pha loãng mức độ ô nhiễm. Các dự án xây trạm xử lý nước thải cũng được đề xuất…

Thế rồi đến nay, dòng sông này vẫn ô nhiễm nặng nề và là nỗi ám ảnh, trăn trở khôn nguôi của những người yêu Hà Nội. “Đề xuất” vẫn chỉ là “đề xuất”, còn vì sao thì… chịu!

Chuyên gia Nhật Bản cho biết, để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề như: vấn đề thu gom nước thải; vấn đề cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; vấn đề xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối; vấn đề xử lý tầng bùn đáy; vấn đề xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; vấn đề thoát nước chống ngập khi mưa bão; vấn đề bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch...

Quả là rất nhiều vấn đề! Mà trên thực tế, để giải quyết được những vấn đề nói trên một cách rốt ráo lại không hề đơn giản.

Hồi tháng 5/2019, một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây đã được thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản và cho kết quả bước đầu khá tích cực. Thế nhưng, cũng đã có rất nhiều tranh cãi, những vướng mắc xảy ra.

Chỉ mong đề xuất lần này của JVE là… nghiêm túc, đã được họ nghiên cứu kỹ lưỡng và sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận để sớm đi vào hiện thực.

Thiết nghĩ, bất cứ việc gì có lợi cho người dân, cho môi trường và sự phát triển của thành phố… thì cũng đều đáng được trân trọng và khuyến khích! Điều tiên quyết là cứ minh bạch và công khai.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load