Thứ năm 05/12/2024 16:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

09:52 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm
Ảnh minh họa.

Các ngành Công nghiệp trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung theo định hướng của Đảng và Nhà nước là các ngành Công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo chủ trương, định hướng của Đảng về công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành Công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành Công nghiệp và kinh tế khác; là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác; có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Do các đặc điểm nêu trên, các ngành Công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung.

Chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Theo Bộ Công Thương, trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay, hạn chế thứ nhất là chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa.

Hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể hóa về việc xác định các ngành Công nghiệp trọng điểm, then chốt cũng như chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển các ngành này (danh mục các ngành công nghiệp trọng điểm có hiệu lực pháp lý thấp, lạc hậu so với thực tế). Việc thiếu các quy định này dẫn đến việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các Chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và địa phương phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, pháp luật hiện hành về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các ngành Công nghiệp trọng điểm còn rời rạc, hiệu lực pháp lý thấp hoặc chưa được xây dựng. Các giải pháp hỗ trợ về thị trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp; Cơ chế, chính sách cho ứng dụng, chuyển giao, cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất trong các ngành Công nghiệp – đặc biệt là các công nghệ then chốt trong các ngành Công nghiệp trọng điểm còn thiếu tính bền vững, dài hạn không phù hợp với đặc thù của các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách được ban hành rất chậm. Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa…

Thứ tư, môi trường kinh doanh thời gian qua tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc phát triển các ngành Công nghiệp trọng điểm vốn yêu cầu các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn, tầm nhìn chiến lược.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành Công nghiệp trọng điểm còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, thiếu vốn tự có, thiếu minh bạch tài chính, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến không đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với khoa học, đổi mới sáng tạo

Vì vậy, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành Công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kiến tạo được một số đột phá về chính sách, pháp luật để xử lý các điểm nghẽn cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng từ chiều rộng sang theo chiều sâu, từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao đồng thời tạo đột phá về quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp thông qua tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành địa phương trong khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương.

Đề xuất 2 chính sách

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm với 2 chính sách sau:

Chính sách 1: Khuyến khích sản xuất, chế tạo trong nước các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Mục tiêu của chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm; nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp. Khắc phục từng bước tình trạng sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh; thúc đẩy việc hình thành chuỗi giá trị công nghiệp thông qua các chính sách phát triển doanh nghiệp dẫn đầu.

Khắc phục sự thiếu tính chiến lược, kế hoạch trong định hướng phát triển công nghiệp trong thời gian qua; làm căn cứ bảo đảm tính khả thi trong việc bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành trọng điểm, then chốt, có ý nghĩa quan trọng, đòn bẩy trong quá trình công nghiệp hóa, tránh việc áp dụng quá rộng rãi các cơ chế ưu đãi khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, vừa không hiệu quả, vừa gây lãng phí nguồn lực Nhà nước; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm.

Chính sách 2: Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu của chính sách là phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững giữa các ngành Công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hậu Giang: Phân công giải trình một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Hậu 2

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu giang vừa ban hành Công văn số 1709/UBND-NCTH về việc giải trình đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Hậu 2, tỉnh Hậu Giang, gửi: Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang; Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND huyện Châu Thành.

  • Kon Tum trải “thảm đỏ” đón nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, Kon Tum đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu, du lịch và phát triển đô thị. Những thành tựu này là minh chứng cho chính sách trải “thảm đỏ” của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và nhà đầu tư an tâm triển khai dự án trên địa bàn.

  • Quảng Ngãi thu ngân sách vượt dự toán Trung ương giao

    (Xây dựng) – Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi ước đạt hơn 29.500 tỉ đồng, vượt 15,5% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.

  • Thế nào là dự án đầu tư công?

    (Xây dựng) - Theo quy định, để xác định dự án có phải là dự án đầu tư công hay không, cần xem xét dự án có sử dụng vốn đầu tư công hay không. Trường hợp dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công, dự án là dự án đầu tư công.

  • Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư vào miền núi

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quá trình triển khai các cụm công nghiệp tại một số huyện miền núi Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Tỉnh Thanh Hóa đang đề ra nhiều giải pháp gỡ khó, thu hút các dự án đầu tư lớn vào khu vực này, tạo sự đột phá trong phát triển khu vực miền núi.

  • Liệu tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam có thành hiện thực?

    (Xây dựng) - Đề xuất gần đây của Chính phủ nhằm tái khởi động phát triển điện hạt nhân là một bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Richard Ramsawak phân tích vì sao.

Xem thêm
  • Quỳnh Phụ (Thái Bình): Động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai

    (Xây dựng) - Ngày 26/11, tại Cụm công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã diễn ra Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai của Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam. Dự án nhà máy sản xuất sợi gai tại Cụm công nghiệp Quý Ninh là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của Thái Bình trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp.

    11:15 | 05/12/2024
  • Kinh tế Hải Phòng năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng 2 con số

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ 10 liên tiếp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng đạt mức hai con số. Thông tin này được đưa ra tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, khai mạc sáng 4/12.

    11:00 | 05/12/2024
  • Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến ngày 30/6/2025

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết ngày 30/11/2024 về Kỳ họp thứ 18, Quốc hội khóa XV.

    10:55 | 05/12/2024
  • Cà Mau: Nhiều chính sách mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Để thu hút nhà đầu tư, tỉnh Cà Mau có nhiều chính sách ưu đãi. Trong tương lai, hạ tầng, giao thông hoàn chỉnh, Cà Mau phấn đấu tỉnh khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    09:33 | 05/12/2024
  • Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng 20.000ha

    (Xây dựng) - Ngày 4/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

    08:52 | 05/12/2024
  • Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 4/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.

    08:43 | 05/12/2024
  • Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, nhanh và bền vững

    (Xây dựng) – Đó là chủ đề của Diễn đàn do Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương chiều 4/12, tại Hà Nội.

    22:28 | 04/12/2024
  • Quảng Ngãi: Nhiều giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực thương mại

    (Xây dựng)- Năm 2024, ngành Công Thương Quảng Ngãi đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực thương mại, xuất khẩu, tạo ra những kết quả quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

    18:08 | 04/12/2024
  • Doanh nghiệp Việt cần thích ứng với tiêu chuẩn bền vững để thúc đẩy xuất khẩu xanh

    Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa xanh và bền vững. Do đó, việc chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn bền vững là sống còn đối với nền kinh tế.

    15:20 | 04/12/2024
  • Hà Tĩnh: Tăng tốc giải ngân đầu tư công cuối năm

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, các chủ đầu tư và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/11/2024, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn toàn tỉnh đạt 5.691.250 triệu đồng, bằng 106,3% kế hoạch Thủ tướng giao và bằng 60,4% kế hoạch vốn đã phân bổ.

    14:42 | 04/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load