Thứ bảy 27/04/2024 04:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Day dứt với người trồng lúa

09:45 | 14/04/2020

(Xây dựng) - Hơn một phần tư thế kỷ vừa qua, sản lượng lúa Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh. Từ một nước nghèo, sản xuất lương thực không đủ ăn trở thành quốc gia xuất khẩu gạo với khối lượng đứng đầu thế giới.

day dut voi nguoi trong lua
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Đến nay, năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ. Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Những con số trên đã và đang khẳng định tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng về sản xuất lúa gạo của Việt Nam - một đất nước chiếm tới 2/3 dân số làm nông nghiệp. Thế nhưng, chúng ta không thể không day dứt vì người trồng lúa vẫn là những người nghèo, nếu không nói là nghèo nhất. Ngay cả trong những thời điểm thuận lợi nhất với người nông dân, phần hưởng lợi vẫn không thuộc về họ, cho dù họ là chủ nhân đích thực sản xuất ra hạt lúa.

Ngay với vựa lúa ĐBSCL, theo các chuyên gia, nông nghiệp ĐBSCL phát triển chậm chạp bởi chưa có một chiến lược tổng thể trên quy mô quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ở ĐBSCL, DN hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua việc thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ lệ DN chấp nhận rủi ro để đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp còn rất khiêm tốn.

Nhiều chuyên gia trên thế giới đã có những phân tích xác đáng về đường đi, giá trị và trị giá của hạt gạo Việt Nam. Tất cả đều hướng tới một trong những vấn đề nóng bỏng, một câu hỏi đầy trăn trở và tưởng như nghịch lý của một cường quốc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới: Nông dân Việt Nam làm ra lúa gạo dồi dào, người dân dư ăn, nhưng nhiều nông dân trồng lúa vẫn nghèo, những vùng chuyên canh lúa lại là những vùng kém phát triển?

Khi nhận xét về chuỗi giá trị lúa gạo, các chuyên gia cho rằng có quá nhiều người tham gia. Trong chuỗi giá trị cho thấy thiếu tính kiên kết; sản phẩm không khác biệt, ít đổi mới, đem lại ít giá trị gia tăng và nông dân hưởng lợi rất ít từ những đợt tăng đột biến.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị, cần xác định lại chiến lược sản xuất và xuất khẩu để tăng lợi ích lâu dài cho nông dân. Đặc biệt, nên bãi bỏ các chính sách hỗ trợ DNNN trong kinh doanh gạo, trợ giá mua lúa... vì không mang lại lợi ích cho người trồng lúa và tiếp tục xây thêm kho dự trữ, thay thế hạn ngạch xuất khẩu bằng thuế xuất khẩu...

Có rất nhiều lý do khiến người nông dân ở ngay trong vựa lúa nhưng vẫn nghèo. Trong đó, có những câu hỏi mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đã nhắc tới từ lâu nhưng biến chuyển rất chậm. Đó là: Nếu như khâu tiêu thụ lúa và xuất khẩu gạo được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn(?). Nếu như lợi ích giữa khâu sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu được chia sẻ công bằng hơn(?). Nếu như DN chịu gắn kết với vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo(?). Nếu như việc chuyển đổi vĩnh viễn những vùng đất lúa màu mỡ được xem xét cẩn trọng hơn…

Giúp nông dân tham gia hơn nữa vào quá trình công nghiệp hóa, được hưởng thành quả công nghiệp hóa không phải chỉ có lợi cho họ mà còn có lợi chung cho đất nước. Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá trình công nghiệp hóa, xây dựng đất nước không bao giờ thành công.

Cũng vậy, đồng ruộng đã được giao lại cho người nông dân để họ biến Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nên, không thể trì hoãn mãi những điều cần phải làm mà tác động của nó đã rõ ràng như chủ trương “khoán hộ”, hay việc xóa bỏ hạn điền. Cần thực hiện ngay những việc này, chứ không thể dây dưa hàng chục năm để rồi cũng phải chấp nhận vì đó là những điều đúng.

Còn quá nhiều điều phải làm để những vùng trồng lúa trở thành những vùng phồn vinh thực sự của nông thôn Việt Nam và người nông dân trồng lúa có một thu nhập tương xứng. Đây đang là trọng trách mà các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý tầm vĩ mô cần nhìn thấu đáo. Bởi, hiện tại và trong tương lai, lúa gạo vẫn là trụ cột của an ninh lương thực quốc gia.

Nên nhớ rằng, 20 năm là thời gian gần một thế hệ, đủ để tạo ra sự khác biệt cho một quốc gia nếu biết tận dụng. Nếu chúng ta không nắm bắt được thời cơ thì có thể làm lỡ cả một chuyến tàu cho tương lai đất nước.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load