Thứ ba 07/05/2024 11:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đầu năm, Bộ trưởng Tài chính nói chuyện thu chi ngân sách, nợ công

09:56 | 09/02/2019

Bộ trưởng Tài chính chia sẻ, năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước.


Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Chia sẻ về những kết quả đạt được của ngành tài chính, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và tài chính công thời gian qua đạt kết quả toàn diện, bám sát các mục tiêu quan trọng.

Cụ thể, thu ngân sách các năm 2016 - 2018 đều vượt dự toán, đạt tỷ lệ động viên thu bình quân 3 năm 2016 - 2018 trên 25%GDP (trong đó từ thuế, phí đạt trên 21% GDP); tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước (trên 80%).

Trong khi đó, điều hành chi NSNN theo đúng dự toán được Quốc hội quyết định, triệt để tiết kiệm, sắp xếp các khoản chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

"Qua đó, cơ cấu chi chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng thực hiện chi đầu tư phát triển bình quân lên mức 27 - 28%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên thực hiện xuống mức 63%, trong khi vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ chi quốc phòng - an ninh và các chính sách an sinh xã hội quan trọng, cấp thiết khác", Bộ trưởng nói.

Đáng lưu ý, Bộ trưởng cho hay, bội chi và nợ công được kiểm soát chặt chẽ. Số tuyệt đối bội chi các năm (2016, 2017 và 2018) đều giảm so với dự toán; giảm dần tỷ lệ bội chi so với GDP (năm 2016 là 5,52% GDP - tính theo quy định của Luật NSNN năm 2015 là 5,12%; năm 2018 ước dưới 3,6%GDP.

Theo Bộ trưởng, trong 3 năm qua, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa (giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18,1%; 3 năm 2016-2018 tăng bình quân 9,6%/năm), góp phần kéo tỷ lệ nợ công giảm từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017; năm 2018 đánh giá khoảng 61% GDP.

"Nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ được thực hiện theo hướng tăng kỳ hạn vay, giảm các loại rủi ro lãi suất, tỷ giá, thanh khoản", Bộ trưởng cho biết.

Người đứng đầu ngành tài chính cũng nhấn mạnh, năm 2019 là năm thứ ba của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

"Năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng an toàn, bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế...", ông Dũng nói.

Liên quan tới dự toán NSNN năm 2019, Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, cơ quan chức năng chỉ liệt kê dự toán chi trả nợ lãi vay 124.800 tỷ đồng nhưng không có chi trả nợ gốc. Trong khi ấy, Kiểm toán Nhà nước đã bày tỏ lo lắng, khoản chi trả nợ gốc năm 2019 khoảng 197.000 tỷ đồng có thể gây áp lực lớn cho ngân sách.

Phản hồi về lo lắng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, để có nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ổn định kinh tế vĩ mô, chống chịu với các tác động từ bên ngoài.

Chính vì vậy, NSNN đã phải huy động một khối lượng lớn nguồn lực trong điều kiện thị trường vốn trong nước chưa phát triển, với kỳ hạn vay nợ chủ yếu là từ 3 - 5 năm, dẫn đến nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây (năm 2017 là 144 nghìn tỷ đồng, 2018 là 146,77 nghìn tỷ đồng, 2019 dự kiến là 181,97 nghìn tỷ đồng; nếu tính cả chi trả nợ gốc của NSĐP, thì tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là 197 nghìn tỷ đồng).

"Tuy nhiên, Chính phủ đã tích cực cơ cấu nợ công cả về kỳ hạn, lãi suất, cơ cấu vay trong nước và ngoài nước, cơ cấu nhà đầu tư theo hướng bền vững hơn. Cộng với việc kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN nên mặc dù chi trả nợ gốc tăng nhanh, nhưng việc huy động vốn cho NSNN không tạo ra các áp lực đối với thị trường", Bộ trưởng khẳng định.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, theo thông lệ quốc tế, kể từ khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực, thì khoản chi trả nợ gốc không đưa vào cân đối NSNN. Tuy nhiên, việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả nợ trong và ngoài nước, vẫn được thực hiện đầy đủ, kịp thời, không làm tăng tỷ lệ nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

"Các năm tới, theo kế hoạch, thì quy mô chi trả nợ gốc tiếp tục tăng. Tuy nhiên, triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội về cơ cấu lại NSNN, kiểm soát bội chi ở mức 3,6% GDP năm 2019 và 3,4% GDP năm 2020; cơ cấu lại nợ công theo kế hoạch trung hạn về nợ đã báo cáo cấp thẩm quyền, thì quy mô nợ công có xu hướng giảm, nền tài chính quốc gia bền vững hơn", ông nói thêm.

Riêng về quản lý nợ công, Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, trước mắt trong các năm 2019, 2020, Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước dưới 4%; tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ vay để giảm áp lực huy động vốn vay mới, tạo điều kiện giảm dần nợ công.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới; chỉ vay cho bù đắp bội chi để đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế xã hội thấp hoặc không rõ ràng; Tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ; Thực hiện tái cơ cấu nợ công đồng bộ với các giải pháp phát triển thị trường vốn trong nước.

Cùng với đó, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn đối với nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương; tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc để đảm bảo việc trả nợ đối với vay về cho vay lại và các khoản nợ có bảo lãnh của Chính phủ...

Theo Phương Dung/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024 và các năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, UBND thành phố Vĩnh Yên đã triển khai kế hoạch khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

    08:56 | 06/05/2024
  • Các trụ đỡ quan trọng đều tăng trưởng

    Kinh tế Việt Nam đã đi qua 1/3 chặng đường của năm kế hoạch 2024 và thu về một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện đà phục hồi khá rõ nét thông qua sự tăng trưởng của các trụ đỡ quan trọng.

    08:40 | 06/05/2024
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

    16:48 | 05/05/2024
  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

    14:38 | 05/05/2024
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

    10:42 | 05/05/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

    10:39 | 05/05/2024
  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

    09:41 | 05/05/2024
  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

    09:33 | 05/05/2024
  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:30 | 05/05/2024
  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

    09:28 | 05/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load